PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

GS-NGND Phan Huy Lê – Viện trưởng Viện Khoa học lịch sử Việt Nam: “Không riêng môn sử, mà các môn xã hội đều bị hạ thấp”

GS-NGND Phan Huy Lê – Viện trưởng Viện Khoa học lịch sử Việt Nam: “Không riêng môn sử, mà các môn xã hội đều bị hạ thấp”

GS-NGND Phan Huy Lê – Viện trưởng Viện Khoa học lịch sử Việt Nam: “Không riêng môn sử, mà các môn xã hội đều bị hạ thấp”


Cho rằng cải cách thi cử là cần thiết, nhưng thi tốt nghiệp THPT với cách thay đổi như vừa qua, đưa môn lịch sử là môn tự chọn, Viện trưởng Viện Khoa học lịch sử VN – GS Phan Huy Lê (ảnh) cho rằng, Bộ GDĐT đã không lường được hết hệ quả. Ông không giấu được nỗi buồn, sự lo lắng cho việc dạy và học lịch sử thời gian tới, khi chia sẻ với LĐ các vấn đề xung quanh câu chuyện này.


Lịch sử vô tình bị học sinh “bỏ qua” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khi trở thành môn thi tự chọn. Cá nhân giáo sư có suy nghĩ gì về điều này?

- Cải cách thi cử là cần thiết, nhưng thi tốt nghiệp THPT với cách thay đổi như vừa rồi, có lẽ là Bộ GDĐT chưa lường hết hệ quả của nó. Kết quả đăng ký chọn thi sử rất ít, có trường không học sinh nào chọn sử, cũng như các môn khoa học xã hội. Cá nhân tôi không ngạc nhiên khi học sinh sẽ bỏ môn sử và môn địa để chọn các môn tự nhiên. Tính toán lợi ích của học sinh là hoàn toàn hợp lý. Nhưng mặt khác, tôi muốn nhấn mạnh là hiện chúng ta chưa phân ban, thì có nghĩa yêu cầu giáo dục phổ thông phải toàn diện các môn. Cách thi thế này thì không riêng môn sử, mà các môn xã hội đều bị hạ thấp, coi là môn phụ. Điều đó khiến tôi rất lo lắng, bởi trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội sẽ rất quan trọng trong hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của con người. Bây giờ học sinh vui vẻ từ bỏ môn sử thì hệ quả thế nào?


´ Theo giáo sư, đâu là lý do lớn khiến các em học sinh cảm thấy chán môn sử?


- Việc này hoàn toàn không phải do môn sử kém hấp dẫn, không phải do học sinh tự ý quay lưng, mà chính là dạy học môn sử ở trường THPT hiện nay còn quá nhiều vấn đề. Nội dung sách giao khoa thì toàn sự kiện, thừa mà lại thiếu nhiều vấn đề quan trọng, thiếu sức hấp dẫn. Những chương trình nặng kiến thức, sự kiện, trí nhớ như thế thì với tuổi trẻ đầy năng động, đầy sức sống của học sinh THPT, rõ ràng các em không chấp nhận được và trong một mức độ nào đó có thái độ không thích môn sử, không đồng tình với nội dung và phương pháp dạy hiện nay. Theo tôi, phản ứng đó là tích cực, để qua đó tạo áp lực cho các nhà quản lý phải tìm cách thay đổi phương pháp dạy, sách giáo khoa môn này.


´ Bộ GDĐT sẽ phải làm gì để chấn hưng môn lịch sử, thưa giáo sư?


- Bộ phải đặt môn sử trong cả hệ thống giáo dục phổ thông, tuyệt nhiên không thể tách ra được. Muốn thay đổi môn sử phải thực hiện nó trong tổng thể, tức là trong đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông, môn sử cũng phải được thay đổi trong toàn bộ hệ thống của nó, từ nhận thức về môn sử như thế nào, dạy sử nhằm mục đích gì, môn sử góp sức như thế nào vào đào tạo con người ở lớp trẻ. Trả lời được các câu hỏi đó thì mới xác định học cái gì, học như thế nào. SGK là yếu tố thứ hai cần thay đổi, theo tôi SGK sử hiện nay không thể chấp nhận được, phải thay đổi về căn bản. Việc đào tạo giáo viên cũng phải đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của cuộc cải cách dạy và cách học của học sinh. Cách dạy và cách học của học sinh cũng phải thay đổi. Cá nhân tôi sẵn sàng đóng góp ý kiến để xây dựng đề án mới, trong đó đặc biệt là chương trình và biên soạn SGK sử.


´ Giáo sư kỳ vọng gì về đề án đổi mới SGK sau năm 2015 của Bộ GDĐT?


- Hiện nay đề án mới chỉ xác lập được mấy vấn đề cơ bản: Đã đến lúc phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, mới xác lập được một số tư tưởng có tính chất chỉ đạo như yêu cầu với giáo dục thế nào, SGK không nặng kiến thức mà phải toàn diện, xoay quanh năng lực với học sinh... Nhìn tổng thể, đề án này còn rất nhiều vấn đề rất lớn chưa được giải quyết, ngành giáo dục phải tự mình xác lập trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia, phải lắng nghe tất cả các ý kiến, kể cả các ý kiến trái chiều như là sự bức xúc, có thể cường điệu một tí, nhưng Bộ GDĐT nhất thiết phải lắng nghe trên tinh thần cầu thị, thậm chí phải tổ chức những hội thảo chuyên đề có tính chất tranh luận, lấy ý kiến. Còn nhiều vấn đề ngổn ngang. Với riêng môn sử, sắp tới đây chúng tôi cũng sẽ tổ chức hội thảo các chuyên gia về đóng góp ý kiến cho việc biên soạn SGK môn học này.


- Xin trân trọng cảm ơn giáo sư!



Xem thêm




  • Vụ dư luận phản ứng Hội An soát vé tham quan phố cổ: Không vì tấm vé mà làm mất hình ảnh di sản




  • Lật lại toàn bộ ngành đường sắt VN - Bài 4: “Hiện đại hóa” từ... tàn tích trăm năm!




  • Rực rỡ đêm hội Carnaval Hạ Long




  • TPHCM: Mãn nhãn màn pháo hoa mừng lễ hội Thống nhất




  • Chùm ảnh: Nét đẹp nữ dân quân thời chiến




  • Kỳ 3: Một đội quân tình báo hoạt động bằng trái tim quả cảm và nhiệt huyết tuổi trẻ




  • Điện Biên: Nhà sàn bánh Pháp bốc cháy dữ dội




  • Hấp dẫn đua ngựa chân đất trên Langbiang










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét