Tổng biên tập Báo Du Lịch Nguyễn Đại Bàng (người đứng) đọc tham luật tại hội thảo.
Hội thảo Người làm báo trong kỷ nguyên số do Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo TPHCM tổ chức sáng 25.4 đã thu hút trên 60 tổng biên tập, nhà báo một số cơ quan báo chí khu vực phía Nam tham dự.
Phát biểu đề dẫn - Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Phạm Quốc Toàn - cho rằng, hiện bên cạnh báo in, báo nói, báo mạng chính thống còn có mạng xã hội đăng tải thông tin. Sự thay đổi diện mạo báo chí diễn ra nhanh chóng, các cơ quan báo chí không chuẩn bị tích cực sẽ không thích nghi kịp xu thế thời đại.
Phó giáo sư tiến sĩ Phan Thị Thúy Hằng – Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam - cho biết, hiện ở Mỹ, nhiều tờ báo đã thay đổi cơ cấu tổ chức trong toàn soạn để thích nghi với việc đưa tin nhanh nhất, đáng chú ý có tới 60 % nguồn nhân lực các tòa soạn báo dành cho báo điện tử.
Hội thảo cũng nghe một số tham luận của các cơ quan báo chí liên quan đến các vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo… và chia sẻ những kinh nghiệm làm báo trong thời đại kỷ nguyên số. Một vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận là tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí.
Dẫn sự kiện Báo Tuổi trẻ thực hiện loạt bài “Bảo mẫu hành hạ trẻ em” gây chấn động dư luận, ông Đỗ Danh Phương, Tổng biên tập Báo Người Lao Động, nhận định: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mỗi người dân có thể là một nhà báo.
Để phát triển trong thời đại kỷ nguyên số, cần có sự phối hợp tốt trong việc cung cấp thông tin từ người dân kết hợp với kỹ năng của nhà báo chuyên nghiệp.
Ông Đỗ Danh Phương, cũng cho rằng: Hiện các tờ báo nghiêm túc rất vất vả, tốn kém khi “nuôi” phóng viên để thực hiện các đề tài. Tuy nhiên, rất nhiều báo khác, thậm chí các trang tin tổng hợp tin tức nghiễm nhiên hưởng lợi khi “copy” mà không dẫn nguồn, gây thiệt hại cho các tờ báo sản xuất chương trình.
Từ thực tế trên, ông Phương kiến nghị nhà nước cần có quy định mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí, đồng thời các báo cũng cần phải liên kết với nhau để chống lại tình trạng “đạo” báo. Ý kiến của ông Phương được nhiều đại biểu đồng tình.
Chia sẻ cùng hội thảo, tùy viên phụ trách văn hóa, báo chí, giáo dục của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM, Alex Tito, cho biết hiện các báo chí ở Mỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn khi chuyển đồi từ báo giấy sang báo điện tử.
Để đối phó với thách thức này, nhiều tòa báo đã phải tăng cường thông tin các vấn đề của địa phương và tăng cường khai thách các nguồn quảng cáo.
Tin bài mới
-
Nguyên nhân tỉ lệ tử vong do bệnh sởi cao
-
Cần làm gì khi con bị sởi?
-
Cứu một thiếu nữ định lên cầu Long Biên tự tử
-
Vụ tài xế quậy trạm cân tại Bình Thuận: Dùng chiêu trung chuyển hàng để đối phó trạm cân
-
Công dân lọt lòng sẽ có thẻ căn cước?
-
Vụ Cty đường xả thải ra môi trường ở Thanh Hóa: Đề nghị mức phạt 700 triệu đồng
-
Kiểm tra đột xuất các đơn vị trông giữ xe
-
Tai nạn giao thông tại thủ đô: Lỗi nhiều, do thiếu quan sát
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét