PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Nước Nga với những người lính sinh viên

Nước Nga với những người lính sinh viên

Bên phần mộ đồng đội LS Lê Văn Huỳnh - sinh viên ĐH Xây dựng.


Tôi chưa từng một lần đặt chân đến nước Nga - một đất nước vĩ đại đã đi vào tâm hồn và cuộc sống chúng tôi từ thủa còn cắp sách qua những trang sách nổi tiếng: Chiến tranh và Hòa bình, Con đường đau khổ, Sông Đông êm đềm, Xa Mạc Tư Khoa, Núi đồi và thảo nguyên, Bông hồng vàng... Một dân tộc vĩ đại, một nền văn hóa vĩ đại đã đi vào tâm thức chúng tôi trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh.



Vào đại học, nước Nga đến với chúng tôi với những giờ học tiếng Nga, những trang tài liệu tham khảo bằng tiếng Nga và những tình khúc nổi tiếng của những chiến sĩ hồng quân gửi gắm tình yêu của mình cho tổ quốc, quê hương, cho người bạn gái ở quê nhà. Những ca khúc Nga này lại cùng chúng tôi lên đường ra trận, khi chúng tôi tạm rời cây bút để lao vào cuộc chiến đấu giải phóng và thống nhất đất nước. Trong chiến hào ngập nước, dưới bom đạn tơi bời, giữa những trận phản kích điên cuồng của kẻ thù, chúng tôi hát cho nhau nghe những ca khúc Nga mang đi từ giảng đường để động viên nhau vững tay súng trước quân thù.


Khi chúng tôi hành quân qua khu vực miền tây Quảng Bình phải vượt một đỉnh dốc cao leo mất non nửa ngày, ai đó đi trước cất cao bài ca "Thời thanh niên sôi nổi" đã giúp chúng tôi phấn chấn hát theo để vượt qua đỉnh dốc ấy.


Sau đêm vượt sông Thạch Hãn về đơn vị, sáng ra khi tôi chui ra khỏi hầm, đập vào mắt tôi một dòng chữ Nga viết bằng than củi lên trên một bức tường đổ còn sót lại, dạng chữ gầy nét đậm, đúng là "chất" của dân kỹ thuật. Vâng, đó là câu nói TỔ QUỐC HAY LÀ CHẾT của các chiến sĩ Hồng quân Xôviết trên chiến hào ở cửa ngõ Mátxcơva tháng 11 năm 1941. 20 năm sau, cũng câu nói đó đã vang lên ở tây bán cầu - trên đất nước Cuba - trước tên khổng lồ láng giềng là nước Mỹ.


Và bây giờ chính tôi thấy hiện hữu câu nói nổi tiếng đó tại chiến tuyến bên dòng Thạch Hãn vào mùa hè 1972. Ai đã viết những dòng này, chỉ có thể là những sinh viên (SV) đại học của một trường kỹ thuật nào đó. Đơn vị tôi khi đó, lớp SV vào trận trước chúng tôi chẳng còn ai, các anh đã hy sinh, đã bị thương và được chuyển ra phía sau.


Tại nam Cửa Việt vào những ngày đầu năm 1973, có một đơn vị xe tăng của ta làm nhiệm vụ trấn giữ cảng. Chiếc xe mang số hiệu 704 nằm trong những xe đó. Kíp chiến sĩ xe tăng này có một người lính vốn là SV của một trường đại học. Vào những lúc mặt trận yên ắng, chàng lính SV này thường dạy cho những người cùng xe học tiếng Nga qua các bảng chỉ dẫn ở các chi tiết trong xe.


Học mãi kiểu này cũng chán, anh ta bèn dạy mọi người hát một bài hát bằng tiếng Nga, đó là bài "Chiều hải cảng". Bài hát về những người lính thủy Xôviết tạm biệt hải cảng và cô bạn gái để lên đường chiến đấu, nội dung rất gần với tâm trạng những người lính tăng đang chốt giữ cảng Cửa Việt.


"Chều xuống, chiều dần buông/ Lặng lẽ trời mờ sương/ Đêm về những âm thanh nghe sao dịu dàng"...


Cứ thế họ cứ cò cử những lời tiếng Nga của bài hát một cách say sưa như những người thủy binh Xôviết bồng bềnh trên boong tàu. Nhưng những phút thanh bình đó trôi đi rất nhanh, kẻ thù rắp tâm chiếm lại cảng Cửa Việt. Cả một lữ đoàn đặc nhiệm thủy quân lục chiến với hơn 100 xe tăng, thiết giáp đã men theo mép biển thọc sâu về phía cảng, nhằm chiếm lại cảng Cửa Việt trước khi ngừng bắn theo Hiệp định Paris.


Những chiếc xe tăng của ta đã tả xung hữu đột trước số lượng tăng áp đảo của địch và họ đã hy sinh, trong đó có chiếc 704. Nhưng cuối cùng, cảng Cửa Việt vẫn được giữ vững.


Người lính tăng SV ấy là người duy nhất còn sống, anh bị thương nặng. Chiến tranh kết thúc, anh trở về trường đại học và cứ đến ngày 30.4 và 22.12 hằng năm, sinh viên của trường thường thấy anh ôm ghi ta trầm ngâm với ca khúc "Chiều hải cảng" để nhớ về một vùng cát trắng Cửa Việt với chiếc tăng 704 thân yêu của mình.


Tháng 10.2010, tôi có dịp đi cùng đoàn cựu chiến binh của Quỹ "Mãi mãi tuổi 20" từ Tây Nguyên ra dừng chân tại Đồng Hới. Trong đêm giao lưu với địa phương, tôi đã gặp người lính tăng ấy, anh là nhà văn - nhà báo Nguyễn Thế Tường, hiện đang ở Đồng Hới.


Hai đứa chúng tôi, hai người tên là Tường, cùng hát "Chiều hải cảng" và "Bình Trị Thiên khói lửa" để cùng gửi hồn về miền cát cháy nóng bỏng nam Cửa Việt thân thương của một thời tuổi trẻ.


Trong cuộc chiến ác liệt, những sinh viên mặc áo lính vẫn không nguôi ngoai những năm tháng bên lằn ranh sinh tử, nhưng rất hào hùng: “Đồng đội tôi trong chiến dịch 72/ Xương thịt nhiều hơn đất đai Thành Cổ” - họ là những sinh viên, giảng viên của hơn 40 trường đại học ở Hà Nội đã tạm gác bút nghiên để cầm súng. Họ đã có mặt ở chiến trường ác liệt nhất, đó là Quảng Trị.



Tin bài mới




  • Ghé thăm vùng đất từng lẫy lừng với hầm chông, bẫy đá




  • Người trọn đời vì dòng điện miền Trung




  • Khi giáo viên vùng xa ở nhà VIP




  • Đối diện với quá khứ




  • Đến Cuba để thấy “trở về nhà”....




  • The Hague - căng thẳng Crimea lấn át... hạt nhân




  • “Cột mốc sống” cuối trời Tây Nam




  • Những nhà sư phạm không bao giờ thành… nhà giáo










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét