PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Cảng biển “yết hầu” phía bắc: Lượng hàng hoá qua đường sắt chỉ 1,2/55,4 triệu tấn

Cảng biển “yết hầu” phía bắc: Lượng hàng hoá qua đường sắt chỉ 1,2/55,4 triệu tấn

Cảng biển “yết hầu” phía bắc: Lượng hàng hoá qua đường sắt chỉ 1,2/55,4 triệu tấn


Hải Phòng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Bắc, được coi là “yết hầu” thông thương hàng hoá ra biển không chỉ trong nước, mà còn cả khu vực. Chỉ tính riêng năm 2013, lượng hàng hoá thông qua các cảng thuộc khu vực Hải Phòng đạt tới 55,4 triệu tấn. Nhưng buồn thay, hầu hết số hàng này đều được vận chuyển bằng đường bộ, ngành đường sắt chỉ vận chuyển được 1,2 triệu tấn, chiếm chưa đầy 2,5% tổng lượng hàng qua cảng!



Khó chen chân được với khách hàng cũ


Bà Lê Thu Thủy - một chủ hàng người Hải Phòng chuyên buôn gạo từ miền Nam ra để xuất sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch - cho biết: "Từ trước tới giờ, tôi ít khi chọn hình thức vận chuyển hàng bằng đường sắt, vì thời gian chờ đợi rất lâu, mà giá cũng xấp xỉ so với vận chuyển bằng ôtô. Tuy nhiên, từ hôm 1.4 (ngày cơ quan chức năng tổ chức cân trọng tải xe - PV), bên vận chuyển đòi tăng cước vận tải do sợ chở quá tải sẽ bị cơ quan công an phạt. Lúc đó, tôi có mấy chục tấn gạo đang nằm chờ trên tàu biển, nếu đi đường bộ đúng tải thì lỗ vốn, bạn hàng thì hối thúc.


Tôi đã đến ga Hải Phòng đề nghị làm hợp đồng chuyển hàng lên Lào Cai, nhưng đã bị nhà ga từ chối với lý do không còn toa tàu để vận chuyển. Sau đó, qua những mối quan hệ khác, lô hàng của tôi cũng lên được tàu hỏa, nhưng phải chục ngày sau mới đến địa chỉ yêu cầu (mà lẽ ra nếu đi đường bộ chỉ mất khoảng 2 ngày). Suýt bị bạn hàng phạt vì tội chậm so với hợp đồng". Sau vụ này, bà Thủy đã “chia tay” ngành đường sắt luôn.


Theo một lãnh đạo cảng Hải Phòng, lượng khách hàng chọn phương thức vận chuyển bằng đường sắt phần lớn đi từ cảng Hoàng Diệu (thuộc cảng Hải Phòng) - đơn vị chuyên xếp dỡ các loại hàng rời như quặng, phân bón, apatit... Trong số 1,2 triệu tấn ngành đường sắt vận chuyển, từ cảng Hải Phòng là hơn 1 triệu tấn. Như vậy có nghĩa là mấy chục cảng còn lại của Hải Phòng hầu như không hề liên thông vận chuyển qua đường sắt.


Ông Đặng Tiến Mạnh - Phó ga Hải Phòng - cho biết: Một, hai năm trước đó, lượng hàng ngành đường sắt vận chuyển có nhỉnh hơn so với năm 2013: Năm 2011, lượng hàng xếp dỡ của ga là 1,47 triệu tấn, năm 2012 cũng tầm đó, nhưng đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 1,2 triệu tấn. Tuy nhiên, từ 1.4, lượng hàng xếp từ ga Hải Phòng tăng 170%; còn lượng hàng dỡ (hàng từ nơi khác về cảng để xuất đi nước ngoài), trước đây chỉ đạt 60%, thì nay đã đạt được 90% so với cùng kỳ năm trước.











Năng lực vận tải hàng hóa đường sắt đang rất hạn chế.Ảnh: Giang Huy

Từ chối hợp đồng vì không đủ năng lực


Ông Đặng Tiến Mạnh cho biết: Hiện nay, trung bình mỗi ngày có 5 chuyến tàu từ Hải Phòng đi, điểm đến chủ yếu là các ga Văn Phú - Lâm Thao và Bảo Hà (Lào Cai). Các tuyến còn lại như đi miền Trung rất ít khách hàng yêu cầu. Phía ga Hải Phòng hiện có khoảng 10 khách hàng ký hợp đồng thường xuyên. Thời gian gần đây, có nhiều chủ hàng đề nghị ký hợp đồng vận chuyển lên Lào Cai, nhưng đơn vị phải từ chối vì thấy không đủ khả năng đáp ứng.


Theo ông Mạnh, nguyên nhân chính dẫn đến ga Hải Phòng không dám ký hợp đồng là do hàng hóa từ Hải Phòng thường được vận chuyển đến điểm cuối là Lào Cai. Tuy nhiên, tuyến Hà Nội - Lào Cai bị hạn chế ngay tại đoạn từ ga Phố Lu đến Lào Cai.


Theo thiết kế năng lực thông qua của đoạn này đạt 16 đôi tàu/ngày đêm. Hiện nay, ngành đường sắt đang tổ chức nâng cấp nên năng lực tàu chạy giảm đi, chỉ còn từ 13 - 14 đôi tàu/ngày. Mà trong số này, phân nửa đã để dành chở khách, vì vậy tàu hàng qua rất hạn chế. Không những thế, năng lực dỡ hàng tại ga Bảo Hà, Xuân Giao, Lào Cai cũng rất yếu. “Điều này cũng lý giải tại sao nhiều lô hàng của khách đến chậm, do các tàu hàng phải chờ đợi xếp nốt mới được chạy” - ông Mạnh nói.


Mặc dù ông Mạnh nói rằng các ga của Hải Phòng (ga Hải Phòng, Thượng Lý, Vật Cách) có thể vận hành được thêm khoảng 2 - 3 đôi tàu/ngày đêm nữa, nhưng mỗi con tàu cũng chỉ vận chuyển được khoảng 700 - 1.000 tấn tùy theo loại đầu kéo, nên thực tế số lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt cũng là quá nhỏ.


Ngày 25.4, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp để cho ý kiến về điều chỉnh đồ án quy hoạch giao thông sắt bộ TP.Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó cũng khẳng định, kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt trên địa bàn hiện chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa từ cảng. Nguyên nhân là do năng lực hiện tại của đường sắt đã mãn tải do khổ đường hạn chế, công nghệ điều khiển cơ khí. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế tiếp thu, giải trình một số nội dung để đề án có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp cho sự phát triển của thành phố trong tương lai.



Tin bài liên quan




  • Cổ phần hóa doanh nghiệp ngành giao thông vận tải: Các “ông lớn” đã sẵn sàng




  • Sớm đầu tư xây dựng cảng hành khách quốc tế Phú Quốc




  • Bỏ tiểu tiết, giữ đại cục...




  • Đồng Nai: Nơm nớp nỗi lo bến đò 3 không




  • Giải toả ỳ ạch, giao thông tắc nghẽn




  • Cuộc chiến kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ: Gian nan, phức tạp




  • Khánh thành 7 cầu đường sắt mới tuyến Hà Nội – TP.Hồ Chí Minh




  • Bây giờ hãy diệt sóng ngầm...










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét