Ngày 27.6, cơ quan cảnh sát điều tra (Công an huyện Bình Chánh, TPHCM) phối hợp với Công an xã Vĩnh Lộc A tiến hành kiểm tra một cơ sở mini sản xuất sữa tại ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng lập biên bản thu giữ toàn bộ tang vật vi phạm hành chính gồm 22 bao đường hóa học, 8 bao bột sữa NDC (có nguồn góc Trung Quốc), 19 bao bột nguyên liệu cùng máy móc sản xuất, đóng hộp, lon. Ngoài ra, cơ quan quản lý còn thu giữ một lượng lớn sữa bột thành phẩm với gần 1.200 hộp và vỏ hộp sữa mang các nhãn hiệu Pigo, Gina Milk, Physogrow…, 80kg nhãn mác các nhãn hiệu sữa. Trong đó, có nhiều hộp và lon sữa đã hết hạn sử dụng. Đấu tranh với chủ cơ sở, lực lượng chức năng đã thu giữ thêm gần 645 hộp sữa thành phẩm có các nhãn hiệu trên tại địa chỉ thuộc tổ 15 ấp 6B, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Điều đáng nói là nguyên liệu bột dùng để chế biến sữa được chủ cơ sở mua từ cơ sở khác mà trên bao bì không ghi rõ nguồn gốc, ngoài ra công thức tự chế với các thành phần Mato (đường lạt), Dextro (đường ngọt), bột sữa, bột béo... tất cả cho vào máy trộn đều và ra sản phẩm sữa đóng lon, đóng hộp đưa ra thị trường. Dù là sữa dành cho người già hay trẻ em đều chung một công thức, nguyên liệu. Sản phẩm sữa trên còn được tiếp thị trên mạng và tiêu thụ nhiều ở thị trường TPHCM và các tỉnh miền Tây và miền Trung.
Không chỉ có mặt hàng sữa rởm, mà công nghệ sản xuất xúc xích bằng hóa chất được bày bán tại nhiều cổng trường học cũng đáng báo động. Theo bật mí của một số chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại chợ Đồng Xuân thì loại xúc xích này do những cơ sở tư nhân làm. Những chiếc xúc xích tưởng như vô hại có màu sắc đẹp nhờ chất phụ gia này được các quán ăn rong gần cổng trường học mua với số lượng lớn chỉ 2.000đ/chiếc. Qua tìm hiểu thì loại xúc xích này chỉ có 10% là thịt tự nhiên, 30% mỡ động vật, da và thịt gia cầm. Phần còn lại là chất đạm, chất béo hóa chất. Ngoài ra, để đảm bảo có màu sắc đẹp, tránh hỏng trong quá trình vận chuyển, các cơ sở sản xuất còn cho thêm chất phụ gia như sodium nitrite… Chỉ cần một chiếc lò nướng nhỏ hoặc một chiếc chảo với chút dầu ăn, những chiếc xúc xích kém chất lượng được bán tại cổng trường với giá 8.000 – 10.000đ/chiếc…
Có thể nói, thực phẩm, đồ ăn, uống kém chất lượng bằng nhiều con đường khác nhau tiếp cận người tiêu dùng. Khó ai có thể phát hiện từ nguyên liệu đầu vào không đảm bảo nhưng khi ra “lò” đội mác "đảm bảo chất lượng"!
xem thêm
-
Nhà nước sẽ tiếp tục cổ phần hoá nhiều lĩnh vực trọng yếu
-
Khởi công thủy điện Thác Mơ mở rộng 75 MW
-
Đạm Phú Mỹ “nếm mùi” cạnh tranh
-
Hàng thật - Hàng giả: Bát nháo thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp
-
Lăng kính tiêu dùng : Long đong vải tươi Việt Nam
-
TCty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP): Khẳng định vị thế “đầu tàu”
-
Đối phó với Yamaha, Honda ra xe ăn ít xăng giá rẻ 700USD
-
7 ngày tiêu dùng : EVN Hà Nội đảm bảo điện cho các đợt thi đại học, cao đẳng 2014
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét