PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Ký hợp đồng lao động với người giúp việc nhà: Chẳng ai thực hiện! (kỳ cuối): Cơ quan chức năng cũng ngán ngẩm!

Ký hợp đồng lao động với người giúp việc nhà: Chẳng ai thực hiện! (kỳ cuối): Cơ quan chức năng cũng ngán ngẩm!
Chưa ai đến báo với phường

Theo quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP, thì UBND phường, xã phải tiếp nhận thông tin về việc ký, chấm dứt HĐLĐ, hỗ trợ giải quyết tranh chấp LĐ (nếu có) giữa chủ nhà và người giúp việc gia đình. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Tạ Duy Thiện - Phó Chủ tịch UBND P.2, Q.Phú Nhuận - cho biết, phường chưa nhận được thông báo về việc chủ nhà ký HĐLĐ, sử dụng LĐ giúp việc nhà. Theo ông Thiện, rất khó để quản lý được việc này và nếu hỏi sâu vào thì “cũng kẹt cho phường”.


Tương tự, ông Đặng Đình Khôi - Chủ tịch UBND P.6, Q.10, TPHCM - chia sẻ: “Thực tế các hộ dân có thuê mướn LĐ giúp việc gia đình thì cùng lắm cũng chỉ báo với CA khu vực để đăng ký tạm trú, tạm vắng, chứ không ai đến UBND phường để thông báo về việc ký HĐLĐ hay chấm dứt HĐLĐ với người giúp việc gia đình trong vòng 10 ngày như quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP”. Ông Khôi cũng cho biết, cán bộ phường rất nhiều việc, vì tất cả các chủ trương, chính sách của Trung ương đến địa phương đều dồn xuống cơ sở, nếu phải thực hiện hỗ trợ giải quyết tranh chấp LĐ thì càng thêm vất vả. Không chỉ cán bộ phường, mà trao đổi với chúng tôi về Nghị định 27/2014/NĐ-CP, nhiều lãnh đạo Phòng LĐTBXH quận, huyện tỏ ra khá lúng túng. Thậm chí, có người thì bật cười, có người thì hẹn trả lời sau vì không nắm rõ!.


Ngành BHXH sẽ không quản lý được


Theo quy định của Luật BHXH, người có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ. Mặc dù Nghị định 27/2014/NĐ-CP đã “nới lỏng” và quy định, NSDLĐ (chủ hộ gia đình) sẽ trả một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT thuộc trách nhiệm của NSDLĐ để NLĐ (người giúp việc nhà) tự lo bảo hiểm. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra, nếu hai bên ký HĐLĐ trên 3 tháng và mang đến cơ quan BHXH để làm thủ tục tham gia BHXH thì sẽ ra sao?


Ông Trần Dũng Hà - Giám đốc BHXH Q.3, TPHCM - cho biết, BHXH quận chưa tiếp nhận trường hợp nào là người giúp việc nhà đến tham gia BHXH tự nguyện. Theo ông Hà, đây là một quy định khó thực hiện được. Ông Nguyễn Hùng Oanh - Giám đốc BHXH Q.Gò Vấp, TPHCM - cho biết, kể từ khi Bộ luật LĐ 2012 và Nghị định 27/2014/NĐ-CP có hiệu lực, không có ai đến tham gia BHXH cho LĐ giúp việc nhà, kể cả theo loại hình bắt buộc hay tự nguyện.


Ông Cao Văn Sáng - Giám đốc BHXH TPHCM - cho rằng, thực tế ngay cả với những DN có tư cách pháp nhân sử dụng 5, 6 LĐ, ngành BHXH cũng chưa thu được đầy đủ thì đối với NSDLĐ là cá nhân rất khó thực hiện. Chưa hết, ông Sang còn lo ngại, có thể sẽ xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách để trục lợi. Ví dụ, một gia đình muốn hỗ trợ con, cháu hay người quen đang có thai thì chỉ cần ký HĐLĐ với người đó thời hạn 6 tháng, với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Sau đó đưa HĐLĐ đến cơ quan BHXH để làm thủ tục tham gia BHXH. Ngành BHXH không thể từ chối, dù biết mức lương đó là vô lý. Theo quy định của Luật BHXH, chỉ cần người đó đóng đủ BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh là đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Với mức lương 20 triệu đồng/tháng, tính ra trong 6 tháng số tiền cơ quan BHXH thu được là 39 triệu đồng (6 x 20 triệu đồng x 32,5%). Thế nhưng, số tiền cơ quan BHXH phải chi trả là 122,3 triệu đồng, gồm 6 tháng tiền trợ cấp thai sản cộng với 2 tháng tiền lương cơ sở. Tính ra, người đó lãi hơn gấp 3 lần. Đó là chưa kể khoản trợ cấp BHXH một lần sau này.


Ông Bùi Huy Phong - Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương - cho biết, đến nay, cả ngành BHXH tỉnh chưa có trường hợp nào đến đóng BHXH cho người giúp việc gia đình. Đồng thời, ông Phong cũng cho rằng, ngành BHXH cũng không thể quản lý nổi việc tham gia BHXH cho người giúp việc gia đình. “Ngay cả các DN có tư cách pháp nhân, có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn LĐ không đóng BHXH cho CN, ngành BHXH cũng còn đang trầy trật để đi đòi mà chưa có kết quả nhiều. Bây giờ thêm việc quản lý BHXH cho người giúp việc gia đình thì làm sao mà thực hiện được” - ông Phong nhận xét.



xem thêm




  • Người SDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế




  • Huỷ bỏ hợp đồng thử việc




  • Có được ký hợp đồng thời vụ nhiều lần không?




  • Giao kết hợp đồng mới khi hợp đồng hết hạn




  • Ký hợp đồng lao động với người giúp việc nhà (bài 1): Chủ nhà và người giúp việc đều chẳng thiết tha




  • Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng




  • Quá yếu kém, nhà đầu tư bị Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết chấm dứt hợp đồng




  • Chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng hết hạn










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét