PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Thí điểm 180 tàu cá composite tại Việt Nam

Thí điểm 180 tàu cá composite tại Việt Nam

Ông Yukio Kikuchi - Giám đốc dự án tại Việt Nam của Công ty Yanmar (Nhật Bản) - cho biết, doanh nghiệp đang đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite giúp ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu.


“Chúng tôi sẽ lập ở mỗi tỉnh 10 tổ, đội với 60 tàu (mỗi tổ đội 6 tàu với 36 lao động) tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương. Các đội tàu hoạt động theo mô hình công ty đánh cá cổ phần của Nhật (ngư dân được quyền chọn mua cổ phần đến 100% giá trị tàu)” - ông Yukio Kikuchi nói.


Theo vị chuyên gia này, mỗi chuyến biển đánh bắt theo công nghệ của Nhật Bản chỉ 15 ngày. 10 tổ, đội với 60 tàu cá thu về ít nhất khoảng 150 tấn cá ngừ đại dương. Sản phẩm cá ngừ tươi nguyên con sẽ xuất bằng đường hàng không đưa đến các phiên chợ đấu giá thủy sản ở Nhật, bán khoảng 10USD/kg (cao gấp 5 lần so với giá cá ngừ đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam hiện nay).


Công ty Yanmar đặt mục tiêu, từ năm 2015, các tổ, đội của ba tỉnh miền Trung nói trên sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 4.500 tấn cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản mỗi năm.


Ông Yukio Kikuchi phân tích, ưu thế của loại tàu composite là tiết kiệm nhiên liệu hơn 30% so với tàu gỗ, chi phí bảo dưỡng mỗi năm khoảng 50 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với tàu gỗ lẫn tàu sắt. Vận tốc tối đa của tàu composite đạt 12 hải lý mỗi giờ, cao hơn 4 - 6 hải lý so với tốc độ của tàu gỗ, tàu sắt có công suất máy lớn.


Theo nhiều ngư dân miền Trung, tàu cá vỏ composite có ưu thế nổi bật so với tàu vỏ gỗ là tính an toàn và khả năng bảo quản sản phẩm.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét