PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Đề án 1 kỳ thi quốc gia: Nếu tiến hành, phải làm sớm!

Đề án 1 kỳ thi quốc gia: Nếu tiến hành, phải làm sớm!

Để "hiện thực hóa" 1 kỳ thi quốc gia trong năm 2015, phải tiến hành ngay nhiều công việc cụ thể.


Quý 3.2014 tham khảo công luận

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, định hướng của việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ làm sao cho kỳ thi nhẹ nhàng, hiệu quả, thiết thực và công bằng để tạo thước đo chung. Từ đó, dùng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở xét tuyển vào ĐH, CĐ. Theo ông Ga, mục tiêu sẽ tiến tới một kỳ thi quốc gia sử dụng hai mục đích trên và đây là chủ trương rất mới nên hiện vẫn chưa biết đi theo hướng nào tốt nhất. Bộ GDĐT mong muốn các nhà khoa học, các nhà giáo, toàn xã hội đóng góp ý kiến cho đề án này được hoàn thiện nhất.


Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đang gấp rút hoàn thành đề án, trong quý III-2014 sẽ đưa ra tham khảo ý kiến của công luận.


Về đề thi của kỳ thi quốc gia, ông Ga cho biết dự kiến sẽ có phần cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và phần nâng cao khó hơn để các trường ĐH, CĐ làm cơ sở xét tuyển. Tuy nhiên, Bộ GDĐT không bắt buộc tất cả các trường sử dụng kết quả chung này, các trường sử dụng toàn bộ hoặc có thể sử dụng một phần kết quả này. “Bộ GDĐT sẽ cung cấp dữ liệu tin cậy nhất để các trường sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển ĐH, CĐ. Có thể những năm đầu tiên của kỳ thi quốc gia chung các trường chưa tin nên sẽ tổ chức tuyển sinh riêng nhưng về sau nếu kết quả của việc tuyển sinh riêng và kết quả kỳ thi chung tương đương nhau thì các trường sẽ không cần tổ chức kỳ thi riêng nữa”, ông Ga khẳng định.


Phải làm sớm!


TS Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ngoài công lập) cho rằng, thực tế Bộ GDĐT có nhiều kinh nghiệm tốt để tổ chức một kỳ thi quốc gia. Cốt yếu nhất là phải công bố rộng rãi về cách thi trong thời gian sớm nhất để những người liên quan thích ứng thì mới kịp tổ chức áp dụng ngay đề án trong năm 2015. Theo đó, Bộ GDĐT sẽ công bố các môn thi cụ thể là gì;hình thức và nội dung của từng môn thi ra sao; cách tổ chức kỳ thi (thời gian thi, thời gian làm bài,...); mức điểm đạt tốt nghiệp (quy định điểm liệt, điểm tối thiểu đạt,...); nếu sử dụng điểm tốt nghiệp để xét tuyển sinh thì cụ thể như thế nào (trong trường hợp cho các trường tự quyết thì cũng phải quy định rõ các mục này);...


Đồng tình với việc triển khai một kỳ thi quốc gia từ năm 2015, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng chỉ ra những điều đáng lo ngại khi triển khai. Cụ thể, việc gộp 2 kỳ thi thành 1 kỳ thi quốc gia tự thân nó không giải quyết được những hiện tượng tiêu cực hay bệnh thành tích ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hiện nay. Kỳ thi này cũng không giải quyết được chuyện cồng kềnh, tốn kém.


Theo ông Thuyết, kết quả của kỳ thi quốc gia chỉ là căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Các trường có quyền tổ chức thêm một kỳ thi riêng, nếu cần thiết. Trên thực tế, nếu chạy đua vào các trường tự tuyển sinh, thí sinh có thể phải tiếp tục tham dự thêm 2 -3 kỳ thi nữa để vượt “cửa” của từng trường. Trong trường hợp này, kỳ thi chung lại trở thành một kỳ thi bắt buộc mà không thực sự mang nhiều ý nghĩa.


Xem ra, chuyện đổi mới thi cử còn rất nhiều việc phải làm trước khi đưa ra và thực thi một phương án tối ưu nhất!







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét