Tuy nhiên, khi đối chiếu với Nghị định 29 và cả Luật Viên chức, thì quy định trên của Sở GDĐT tỉnh Thái Bình là trái pháp luật. Cụ thể, trong hai văn bản luật này đều cho phép đơn vị sự nghiệp được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm, nhưng cũng nói rõ việc bổ sung đó không được trái quy định của pháp luật. Trong khi đó, pháp luật không phân biệt bằng cấp.
Trong đợt xét tuyển viên chức sẽ được tổ chức vào ngày 30.7 tới, sở tuyển 101 giáo viên THPT, trong đó ngữ văn là 16 chỉ tiêu; lịch sử 5; giáo dục công dân 4; Anh văn 13; toán học 18; vật lý 16; hóa học 2; sinh học 8; kỹ thuật công nghiệp 2; tin học: 5; thể dục: 12. Ngoài ra, sở còn xét tuyển các viên chức hành chính, gồm 3 kế toán; 1 văn thư; 1 thư viện.
Về số lượng ứng viên đăng ký sau 3 ngày nộp hồ sơ (từ ngày 10-12.7), bà Phượng cho biết, sở phải giữ bí mật để nhằm mục đích chống tiêu cực. Theo tìm hiểu của phóng viên, trong 3 ngày nộp hồ sơ, rất đông người đến đăng ký. Ngày đầu tiên, có người để hồ sơ từ 8h sáng, đến cuối giờ chiều cùng ngày mới được gọi đến tên.
Đây là lần thứ 2 sở tuyển viên chức. Đợt tuyển vào năm 2012, có hơn 1.000 ứng viên nộp hồ sơ, với chỉ tiêu tương đương như năm nay. Trước Thái Bình, cũng đã có nhiều tỉnh nói “không” với bằng tại chức như: Đà Nẵng, Nam Định...
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét