PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Hội thảo báo chí tại Quảng Ninh: Thẳng thắn về góc nhìn phát triển báo chí

Hội thảo báo chí tại Quảng Ninh: Thẳng thắn về góc nhìn phát triển báo chí


Cần thiết xã hội hóa báo chí?

Thực trang xã hội hóa báo chí một phần, hay sự núp bóng của tư nhân trong công đoạn các sản phẩm báo chí truyền thông hiện vẫn đang diễn ra và tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đưa ra việc coi hoạt động xã hội báo chí là sự phát triển tất yếu, hay còn đắn đo e ngại trước việc bên ngoài kiểm soát nội dung, mục đích chính trị hay động cơ khác... của chính cơ quan báo chí đó là điều đưa ra bàn thảo tại hội nghị này với những người trực tiếp quản lý các các tờ báo và cơ quan quản lý báo chí ở trung ương.


Ông Phạm Việt Tiến- Phó Tổng GĐ Đài Truyền hình Việt Nam cho rằng, tuyệt đối không tiến hành hoạt động xã hội hóa tại các chương trình thời sự, chính trị. Chỉ đảm bảo sự quản lý 100% tại khu vực này thì mới đảm bảo được tính định hướng của đơn vị báo chí. “ Chúng ta không thể chi sẻ trách nhiệm và quyền lợi chính trị cho những đơn vị bên ngoài được”- ông Tiến chia sẻ.


Ông Bùi Thế Đức- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: Quan điểm của Đảng là không có báo chí tư nhân. Nhưng huy động xã hội hóa vào báo chí vừa cần thiết và không cần thiết. Việc xã hội hóa báo chí trong điêu kiện hiện nay vừa cần thiết và không cần thiết. Do đó, những cơ quan báo chí chủ lực cần đầu tư kinh phí, làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình để trở thành kênh chính thống. Còn những tờ báo nào (tạm gọi) là để họ tự nuôi thì tăng cường xã hội hóa, nhưng phải đúng tôn chỉ mục đích và trách nhiệm cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan báo chí đó.

Bàn về nội dung khuyến khích, chia sẻ bên ngoài sản xuất, Cục trưởng cục Báo chí Bộ Thông tin và truyền thông, ông Hoàng Hữu Lượng - nêu quan điểm rằng, xét về hình thức thì không tờ báo nào là của tư nhân. Còn tư nhân tham gia đầu tư kinh phí để làm báo, theo ông Lượng là nhà đầu tư thường nghĩ đến lợi nhuận, và điều này cũng quyết định nhiều đến nội dung. Nhưng giờ người xem đã tìm đến những thông tin hữu ích. Vì vậy ta phải hướng đến một nền thông tin hữu ích và lành manh. Ngoài ra ít kiến của lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí cho rằng xã hội hóa báo chí phải coi là loại hình đầu tư đặc biệt và nên hướng theo một cách đầu tư có trách nhiệm.


Ông Lượng cũng dẫn chứng một tờ báo phía nam (xin không nêu tên) về cách làm xã hội hóa chạy theo lợi nhuận mà xa rời mục đích, tôn chỉ tờ báo. Có 2 cách đầu tư xã hội hóa: Vì lợi nhuận và vì mục đích xã hội. Nhưng vì lợi nhuận là nhiều. Nhiều tờ báo đã tự điều chỉnh để rồi đưa tờ báo không nặng nề, vẫn chuyển tải các vấn đề xã hội, sau đó phân tích sâu vấn đề đó thay vì đưa những thông tin giật gân.


Còn với kinh nghiệm quản lý của một tờ báo điện tử, ông Phạm Tuấn Anh- Phó tổng Biên tập báo điện tử Dân Trí – nhấn mạnh việc đặt trách nhiệm tờ báo lên hàng đầu và chính cơ quan báo chí đó phải quản lý chặt chẽ việc phối hợp với các doanh nghiệp bên ngoài. Và chịu trách nhiệm nội dung thuộc về tờ báo.


Kinh nghiệp hợp tác với bên ngoài sản xuất các nội dung được một lãnh đạo Đài THVN đưa ra về điển hình xã hội hóa của đơn vị này là liên kết sản xuất các chương trình giải trí, văn hóa, thể thao... sẽ giúp nhà đài có thêm thời gian, nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài truyền hình quốc gia này.

Quy hoạch là góp phần xây dựng đạo đức báo chí rõ ràng


Theo số liệu đưa ra hội thảo, toàn quốc có hơn 400 tờ báo, 550 tạp chí các loại, hơn 100 kênh truyền hình và hàng ngàn báo điện tử, trang tin điện tử... Sự phát triển nhanh chóng về số lượng, loại hình báo chí thể hiện sự lớn mạnh của báo chí cách mạng trong thời kỳ mới, nhưng đồng thời cũng phát sinh nhiều vấn đề trong định hướng tôn chỉ, mục đích và sứ mệnh của nhiều cơ quan báo chí. Một số cơ quan báo chí gia tăng được vị thế chính trị, trở thành những cơ quan truyền thông mạnh mẽ, dẫn dắt dư luận, nhưng cũng có những ấn phẩm, trang tin điện tử chưa hành thành tốt trọng trách của mình, xa rời mục đích ban đầu.


Chủ trương quy hoạch lại báo chí đã được Trung ương Đảng, các cơ quan quản lý báo chí của Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, câu hỏi là các biện pháp quy hoạch hành chính sẽ cân đối hài hòa thế nào với xu thế chung về xã hội hóa? Quy hoạch báo chí là góp phần xây dựng đạo đức báo chí rõ ràng, chứ không quy định theo cách chung chung, bởi nhiều vấn đề về đạo đức báo chí phải quy định cụ thể, phải đo đếm lại. Quy hoạch giúp cho quản lý tốt hơn, khi ta đúng tôn chỉ mục đích, giúp cho sự phát triển thì quản lý báo chí của nhà nước về báo chí sẽ chặt chẽ hơn”- ông Lượng bày tỏ quan điểm.


Còn theo ông Vũ Văn Phúc- Tổng Biên tập tạp chí Cộng Sản- với sự bùng nổ truyền thông có nhiều ý kiến cho rằng mang xã hội phát triển chủ đạo, vậy nên chăng phải xem xét lại quản lý báo chí (?). Dân có nhu cầu thông tin rất lớn. Trong xã hội thông tin hiện nay, vấn đề quản lý báo chí như thế nào đặt ra rất lớn. “Chúng ta nên đinh hướng dự luận bằng những thông tin chính thống, chứ không phải có gì khó thì cấm và quản chặt ! “Do vậy, nên khuyến khích những tơ báo có nguồn tin chính thống, tạo sức thuyết phục để người dân hiểu. Bản thân tôi tán thành quy hoạch, theo hướng xây dựng báo chí chính thống, đa phương tiện, để chính tờ báo chính thống đa phương tiện này lấn át được những tờ báo không chính thống, thông tin kém...” – ông Phúc nêu ra ý kiến.


Quay trở lại với tiêu đề : “ Truyền thông và phát triển” – Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh- ông Phạm Minh Chính- có nhận xét: Chúng tôi rất coi trọng thành quả lao động của truyền thông, luôn coi truyền thông là nguồn thông tin quan trọng để giúp nắm bắt tình hình, bám sát công luận, cổ vũ cái tốt, lên án tiêu cực.


“Báo chí giúp Đảng, chính quyền địa phương tự sửa mình đề ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi khẳng định nhận thức chung của QN là rất coi trọng công tác báo chí, truyền thông và coi đây là nguồn lực quan trọng phục vụ đắc lực, hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế- quản lý xã hội của tỉnh”- ông Chính nhận xét.


Về ứng xử với thông tin báo chí, QN luôn đẩy mạnh công tác công khai các thông tin truyền thông, nhất là vấn đề dễ gây bức xúc cho nhân dân, bám sát công luận, qua đó cổ vũ cái tốt, lên án xử lý tiêu cực trong đội ngũ công quyền.


Đây là lời nhận xét thẳng thắn, cầu thị của người đứng đầu một địa phương dành cho báo chí trong một hội nghị quy tụ những tờ báo lớn của cả nước.











Tổng Biên tập Báo Lao Động- ông Trần Duy Phương và lãnh đạo một số tờ báo ký kết phối hợp truyền thông với tỉnh Quảng Ninh- năm 2015












Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính (bên phải) trao giấy công nhận ra mắt “Hội đồng xúc tiến thương hiệu Quảng Ninh”.












Toàn cảnh hội thảo “Truyền thông và phat triển” tại Quảng Ninh










" alt="">
Clip






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét