PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Thị trường khoa học và công nghệ: Sàn giao dịch công nghệ vướng gì?

Thị trường khoa học và công nghệ: Sàn giao dịch công nghệ vướng gì?

DN còn e dè


Theo ông Phạm Đức Nghiệm - Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và DN KHCN - thị trường công nghệ vẫn chưa thực sự hình thành tại các địa phương bởi lượng giao dịch còn hạn chế (chủ yếu là chào bán), tốc độ phát triển còn chậm và thị trường công nghệ còn nhỏ bé. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý điều hành và vận hành của đa số các SGDCN còn chưa thống nhất và chuẩn hóa.


Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý vận hành các SGDCN còn nhiều hạn chế, các DN Việt Nam nói chung chưa có thói quen tìm kiếm chuyên gia tư vấn trong quá trình chuyển giao công nghệ.


Do thiếu nguồn nhân lực cũng như vốn đầu tư nên các DN còn e dè đầu tư phát triển KHCN trong sản xuất


Giám đốc Sở KHCN Phú Thọ cũng nhận định, phần lớn các DN vừa và nhỏ trình độ công nghệ thấp, quá trình đổi mới công nghệ chậm và rất khó khăn do nhiều yếu tố, trong đó có khó khăn về tìm kiếm, trao đổi thông tin, tư vấn xúc tiến giao dịch mua - bán công nghệ trong khi đây chính là nhu cầu đòi hỏi, là tiềm năng phát triển thị trường công nghệ.


Bên cạnh việc đội ngũ cán bộ tại các SGDCN hiện vẫn chưa quen với cơ chế cạnh tranh để thích ứng với môi trường kinh doanh, thiếu cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực môi giới chuyển giao công nghệ, marketing, phát triển thị trường…


Cần liên kết các SGDCN


Để cán bộ của các SGDCN có điều kiện trao đổi kinh nghiệm giúp cho hoạt động tại các DN địa phương hiệu quả hơn, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và DN KHCN đề xuất Nhà nước và Chính phủ cùng các bộ, ban ngành liên quan có cơ chế cho các DN và tổ chức KHCN về giao dịch, đặt hàng công nghệ. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, trao đổi và tổng kết mô hình hoạt động. Theo đó, là sự kết nối liên kết giữa các SGDCN trong nước, để tạo thành một hệ thống trên toàn quốc, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về SGDCN trong và ngoài nước.


Ghi nhận từ thực tế các tổ chức mới thành lập thường gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng hoạt động, ông Trần Thế Dũng - PGĐ Sở KHCN Thái Bình - đề xuất Bộ KHCN cùng UBND các tỉnh, địa phương hỗ trợ các SGDCN về mọi mặt như: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động tại các SGDCN và thiết bị địa phương; tăng cường các hoạt động nghiên cứu trao đổi giúp cho hoạt động của các sàn địa phương hiệu quả hơn.


Đại diện Trung tâm Giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam - bà Lê Thị Khánh Vân - đề xuất, hỗ trợ các DN về kinh phí đầu tư mua các tài liệu công nghệ thiết bị tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng nguồn thông tin đầu vào.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét