PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Tục lạ không nhận tiền mừng cưới con gái ở Nghệ An

Tục lạ không nhận tiền mừng cưới con gái ở Nghệ An

Một góc xóm Kim Liên, xã Diễn Kim.


Năm 2012, ông Nguyễn Th (ở xóm Kim Liên, xã Diễn Kim) cưới chồng cho con gái là N.T.Q. Trong bữa liên hoan tại nhà, mọi người có quà mừng cưới nhưng ông Th đều từ chối. Ông Th là hộ nghèo, có 4 con gái và một con trai út. Tất cả con gái của ông Th khi cưới chồng, tổ chức liên hoan, đều không nhận quà mừng cưới của khách, vì vậy kinh tế càng thêm khó khăn. Ông Cao Thanh Long - Bí thư chi bộ xóm Kim Liên - có con gái vừa gả chồng cũng không nhận quà mừng của khách. Mỗi năm, xóm Kim Liên có khoảng 5 - 10 đám gả con gái, tất cả đều không nhận quà mừng. Mỗi đám như vậy, tuỳ từng gia đình, trung bình mời khách khoảng vài chục mâm, chi phí cũng hết vài chục triệu đồng.

Về nguyên nhân của tập tục này, Bí thư chi bộ xóm Kim Liên Cao Thanh Long giải thích: “Tôi nghe các cụ kể lại, trước đây khi cưới con gái, các gia đình quan niệm là lộc con gái, duyên con gái nên mời một số anh em bà con thân thích đến uống chén rượu mừng, chứ không tổ chức mời khách đông, mâm cỗ linh đình và không nhận quà mừng của ai. Lâu dần thành nếp ứng xử lưu truyền qua nhiều thế hệ”. Ông Đinh Ngọc Tuấn - xóm trưởng Kim Liên - nói: “Bà con nghĩ trước đây mình đi cưới con gái của người khác họ không nhận quà mừng, nay mình nhận thì “khó coi”. Do đó, nhiều gia đình dù khó khăn đến mấy cũng không nhận”.


Diễn Kim là xã ven biển, có 13 xóm, gần 10 nghìn dân, 2.345 hộ, tỉ lệ hộ nghèo năm 2014 là 12%, bà con chủ yếu sống bằng nghề đi biển, làm nông và nghề muối. Mỗi năm, Diễn Kim có khoảng gần 100 đám cưới, trong đó 50% là gả con gái. Đám cưới con trai thì nhận quà mừng, nhưng cưới con gái thì không. “Chúng tôi cũng đã có nhiều biện pháp tuyên truyền vận động, tuy nhiên thay đổi còn chậm. Đến nay có khoảng 10% đám cưới con gái đã nhận quà mừng”, ông Nguyễn Xuân Thuỷ - Chủ tịch UBND xã Diễn Kim - cho biết.


Bên cạnh Diễn Kim, xã Diễn Vạn cũng có hiện tượng tương tự. Ông Hoàng Ngọc Sơn, cán bộ văn hoá xã giải thích, đây là phong tục từ xưa. Diễn Vạn có 1.558 hộ, trong đó có 411 hộ nghèo (26,45%), người dân sống bằng nghề làm muối, làm nông và tiểu thủ công nghiệp.


Được biết, phong tục nói trên trước đây có ở nhiều xã ven biển Diễn Châu như Diễn Kim, Diễn Phong, Diễn Vạn, Diễn Hải, Diễn Hùng…, nhưng nay nhiều địa phương đã thay đổi. Ở Diễn Phong, người dân đã từ bỏ cách đây khoảng 5 - 6 năm. Anh Chu Minh Quý - cán bộ văn hoá xã Diễn Phong - nói: “Do người dân tự nhận thức và thay đổi, chứ chính quyền cũng không có biện pháp gì”.


Phong tục nói trên dù không chủ ý, nhưng đã gây ra sự phân biệt nam nữ, gây áp lực về tâm lý và kinh tế đối với các gia đình hoàn cảnh khó khăn, đông con gái. Do đó, chính quyền, đoàn thể các địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền vận động để người dân thay đổi. Mặt khác, từ tập tục này thiết nghĩ nên tổ chức mô hình đám cưới nếp sống mới, không tổ chức tiệc mặn và không nhận quà mừng.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét