PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Mua ve chai lượm hơn 5 triệu yen: Có thể được nhận một nửa số tiền

Mua ve chai lượm hơn 5 triệu yen: Có thể được nhận một nửa số tiền

Mua ve chai lượm hơn 5 triệu yen: Có thể được nhận một nửa số tiền


Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng vui vẻ kể về việc tìm thấy số tiền lớn


Sáng 23.3, Công an phường 10, quận Tân Bình, TP HCM tiếp tục mời chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1980, quê huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, ở trọ trong hẻm 84 Trần Văn Quang, phường 10) cùng một số người liên quan tới trụ sở lấy lời khai về việc mua ve chai “trúng” tiền Nhật.


Trong căn nhà trọ lụp xụp, anh Trịnh Minh Vương (SN 1979, chồng chị Hồng) vẫn còn trong trạng thái lâng lâng vì… trúng tiền. Anh Vương cho biết từ năm 8 tuổi, anh đã rời quê vào TP HCM kiếm sống bằng đủ nghề. Hơn 15 năm trước, anh gặp chị Hồng. Hai người lấy nhau, đến nay đã có 2 con. Vợ chồng anh Vương được chủ vựa ve chai cho ở miễn phí cùng hơn chục người khác làm nghề thu mua ve chai.

Trước Tết Nguyên đán, chị Hồng mua chiếc thùng loa đã cũ trên đường Trần Văn Quang với giá 100.000 đồng, đem về tháo đồng bán. Vì lu bu nên vợ chồng chị để trong nhà, đến 16 giờ ngày 21-3 mới tháo ra để lấy dây đồng. Lúc này, một số tờ tiền bay ra, nhiều người đứng gần đó nhặt.


“Do không biết chữ nên vợ chồng tôi nghĩ là tiền âm phủ và cho họ vài tờ làm kỷ niệm. Chỉ đến khi có quá nhiều người kéo đến nhà trọ, vây kín cả con hẻm để xin tiền rồi gây áp lực buộc phải chia nên ai đó đã gọi điện báo công an phường” - anh Vương kể.


Sau đó, công an đến giải tán đám đông và vận động vợ chồng chị Hồng - anh Vương giao nộp số tiền trên. Đến tối 21-3, chị Hồng nhờ người ở chung nhà trọ đem nộp công an 520 tờ tiền Nhật mệnh giá 10.000 yen/tờ, tổng trị giá hơn 5 triệu yen (hơn 1 tỉ đồng). “Ngay trong tối đó, công an phường cũng lập biên bản tạm giữ số tiền nêu trên. Vợ chồng tôi không biết chữ nên chỉ lăn tay” - anh Vương nói.


Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết: Số tiền trên được xác định là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Vì vậy, theo quy định của Bộ Luật Dân sự, trước thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền, người nhặt được có quyền chiếm hữu tài sản đó, mọi hành vi đe dọa hay trực tiếp xâm hại quyền này là vi phạm pháp luật.


Còn theo quy định tại khoản 2 điều 241 Bộ Luật Dân sự, sau 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu đó, phần còn lại thuộc nhà nước.


Sáng 23.3, một cán bộ Công an quận Tân Bình cho biết đến nay Công an phường 10 mới chỉ báo cáo miệng, chưa gửi văn bản lên công an quận. Trong khi đó, theo chị Hồng, công an phường đã mời chị lên trụ sở để niêm phong số tiền nêu trên nhằm tiến hành các thủ tục gửi tiền vô ngân hàng. “Cán bộ có nói trong thời gian 1 năm, nếu không có người nhận, tôi sẽ được hưởng theo quy định của pháp luật. Nếu được hàng trăm triệu đồng, tôi sẽ đầu tư vào việc học cho 2 con để đời tụi nó không phải khổ cực như tụi tôi. Còn nếu không được tiền, tôi cũng vui” - chị Hồng nói.



Tin bài liên quan




  • 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp: Hệ lụy... được cảnh báo từ 10 năm trước




  • Cấm xe Hooklift chở rác: Nguy cơ thiệt hại hàng chục tỷ đồng




  • Vụ nhận hối lộ 80 triệu Yen: Tạm đình chỉ trưởng ban Quản lý dự án đường sắt




  • Quặn lòng trước gia cảnh khốn khó của người lính Trường Sa vừa bị đột tử










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét