PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Malaysia tuyên bố máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương: Có quá vội vàng?

Malaysia tuyên bố máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương: Có quá vội vàng?

Malaysia tuyên bố máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương: Có quá vội vàng?


Thân nhân các hành khách trên chuyến bay MH370 không chấp nhận tuyên bố của Malaysia về số phận chiếc máy bay.


Sau hơn 17 ngày tìm kiếm với nhiều nghi vấn, cuối cùng, Chính phủ Malaysia đã đưa ra thông báo chiếc phi cơ mất tích MH370 đã "kết thúc" hành trình tại phía nam Ấn Độ Dương. Trao đổi riêng với Lao Động, nguyên Phó Tổng Giám đốc Việt Nam Airlines Nguyễn Thành Trung cho rằng: khả năng phi công tự sát là điều khó tin và việc Malaysia tuyên bố máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương là quá vội vàng



Tuy nhiên, một quan chức Malaysia Airlines, trong buổi họp báo tại sân bay Kuala Lumpur vào ngày 25.3, lại có một câu trả lời khá lấp lửng với kết luận trên, rằng: “Như các anh đều thấy, thủ tướng xuất hiện để chia sẻ rằng ông nhận được những chỉ dẫn khá đáng tin, trong đó cho thấy nơi máy bay chấm dứt hành trình. Như ông đề cập, địa điểm ở rất xa nơi có đất liền. Sau 17 ngày, chúng tôi chỉ có thể đưa đến một kết luận".


Từ đó, đã có nhiều ý kiến nghi vấn về việc công bố trên liệu có quá vội vàng?


Chúng tôi đã trao đổi với phi công Nguyễn Thành Trung - nguyên Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA), người nhiều năm là cơ trưởng Boeing 777-200 - về quan điểm của ông xung quanh câu chuyện còn rất “bí ẩn" này.


“Cá nhân tôi thấy Malaysia lần này quá vội vàng khi công bố kết luận máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương, khác hẳn với những thông tin phía Malaysia cung cấp nhỏ giọt và chậm trễ trước đó. Ngoài ra, phía Mỹ cho rằng, chưa có bằng chứng gì cho thấy máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương và bản thân tôi thì đề cao thông tin của Mỹ hơn Malaysia" - ông Trung nhận xét.


Ông Trung đưa ra phân tích và quan điểm của mình.


Thứ nhất, về câu hỏi tại sao và như thế nào mà MH370 lại lao xuống một vùng biển xa xôi, chỉ có thể được giải đáp khi các nhà điều tra lấy được hộp đen máy bay.


Tuy nhiên, sau khi Hãng Reuters đưa tin, nhà cung cấp vệ tinh Anh Inmarsat đã dùng một hiện tượng sóng được phát hiện vào thế kỷ 19 để phân tích 7 tiếng ping mà vệ tinh bắt được từ máy bay của Malaysia để quyết định về đích đến cuối cùng của nó. Và liền sau thông tin mới này đã dẫn tới việc Thủ tướng Malaysia Razak kết luận vào tối 24.3 rằng, chiếc máy bay 11 năm tuổi này đâm xuống nam Ấn Độ Dương, toàn bộ 239 người trên máy bay thiệt mạng.


Một điểm nghi vấn đặt ra là không hề có phát hiện mảnh vỡ, vậy có thực sự máy bay đã đâm xuống biển? Thông tin từ báo chí cho biết, các nhà điều tra biết nơi một chiếc máy bay đâm xuống, thậm chí là trước khi tìm thấy mảnh vỡ? Cần nhớ rằng, một mảnh vỡ cũng đủ để quyết định liệu chiếc máy bay bị nổ tung hay đâm xuống. Do vậy theo quan điểm của tôi, câu trả lời chỉ có thể tìm thấy ở hộp đen và cần nhớ rằng, phải mất nhiều năm mới có thể phát hiện được - ông Trung phân tích.


“Hộp đen là một thiết bị màu cam dài khoảng 30cm và có thể chịu được hầu hết mọi chấn động. Các đội tìm kiếm đã dùng một thiết bị để phát hiện tín hiệu từ hộp đen, có thể hoạt động khoảng hai tuần kể từ lúc này. Việc tìm ra hộp đen không phải là việc dễ dàng, đơn cử như việc các đội tìm kiếm phải mất hai năm mới tìm ra hộp đen của chuyến bay Air France 447, sau khi mảnh vỡ đầu tiên của máy bay được tìm thấy vào năm 2009" - ông Trung cho biết.


Còn trong bối cảnh hiện tại thì có quá nhiều nghi vấn. Ông Trung cho rằng, trọng tâm của bí ẩn này là các radar không phát hiện ra một chiếc máy bay đang bay. Đó có lẽ là lý do tại sao lại có kết luận máy bay có thể bay tới nam Ấn Độ Dương, nơi không có radar nào ở đó. Nếu bay sang phía bắc, máy bay khó có thể vượt qua một loạt quốc gia được bảo vệ kỹ càng mà không bị phát hiện. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn đó, về việc không phát hiện được máy bay ở gần không phận Malaysia.


Về nguyên nhân, có một số người tin rằng, ai đó trên máy bay đã cố tình đổi lộ trình, ban đầu là bay ngược về phía tây theo hướng Malaysia, sau đó hướng về tây bắc. Câu hỏi đặt ra là liệu cơ trưởng Ahmad Shah và phi công phụ Fariq đã tác động? Ông Trung cho rằng, nghi ngờ này được củng cố bằng sự thật rằng, mọi hệ thống liên lạc trên máy bay bị tắt. Hoặc người nào khác? Hoặc máy bay bị trục trặc kỹ thuật do lửa. Bên cạnh đó, các nhà điều tra cũng cho rằng “đây là một hành động có chủ ý của ai đó trên máy bay. Người này phải có hiểu biết chi tiết để thực hiện những gì cần làm... Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy động cơ của sự việc". Tuy nhiên, mới đây, Telegraph dẫn các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra về máy bay mất tích của Malaysia Airlines tiết lộ, máy bay dường như đã cố tình đâm xuống biển. Chính vì vậy, trong nhiều ngày qua, đã có nhiều thông tin phỏng đoán lý giải về số phận của chiếc máy bay, nhưng một nguồn tin thân cận với cơ quan điều tra cho biết, giới chức đang nghiêng về khả năng máy bay rơi do phi công đã tự sát.


“Tôi cho rằng đây là điều khó tin" - ông Trung nêu quan điểm. Theo ông, một chuyến bay có 2 phi công, không thể nào có trường hợp mà cả hai cùng muốn tự sát, bởi vì hoàn cảnh và quan điểm của mỗi con người là khác nhau. Ông nhấn mạnh: Tôi không tin vào những phỏng đoán này. Vì người có kiến thức hàng không phải biết rằng, nhiên liệu cần đủ để bay và hạ cánh, không thể để đến giữa biển tự dưng hết xăng được. Vì thế, tôi nghĩ nguyên nhân tự sát là không thể có.


Tuy nhiên, một điều khiến ông và cả rất nhiều người đặt câu hỏi trong suốt quá trình của sự việc này, đó là tại sao không có ai trên chiếc máy bay gọi một cú điện thoại nào. Thông thường, các hành khách sẽ cố gọi điện hoặc gửi tin nhắn cho người thân, nếu biết có trường hợp khẩn cấp xảy ra. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng ở độ cao 10.000 feet và với tốc độ của máy bay, không ai bắt được sóng điện thoại.


Như vậy, vẫn còn quá nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp, vậy nên việc Chính phủ Malaysia tuyên bố máy bay MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương liệu có quá vội vàng?


* Ngày 25.3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn tới Quốc vương Malaysia. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Malaysia. Cùng ngày, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia.* Chính phủ Malaysia tuyên bố bồi thường cho mỗi gia đình có người thân đi trên máy bay MH370 là 5.000USD.* Các hãng bảo hiểm cho Hãng hàng không Malaysia Airlines bắt đầu chi trả 67 triệu bảng Anh cho máy bay MH370.






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét