PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

UNESCO hỗ trợ bảo vệ nhà báo ở Việt Nam

UNESCO hỗ trợ bảo vệ nhà báo ở Việt Nam

Kết quả khảo sát trên báo Người lao động online tháng 6/2011: 76% bạn đọc cho rằng nhà báo bị cản trở gây thiệt hại cho xã hội.


Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC) của UNESCO vừa duyệt tổng ngân sách 1.432.000 USD hỗ trợ cho 80 trong tổng số 109 đề xuất dự án trên lĩnh vực thông tin truyền thông trên toàn cầu năm 2014, trong đó có nhiều dự án bảo vệ nhà báo.



IPDC là diễn đàn đa phương trong hệ thống Liên Hợp Quốc huy động cộng đồng quốc tế tham gia vào thảo luận và tăng cường pháp triển truyền thông trong các nước phát triển. Trong hơn 30 năm hoạt động, IPDC đã tập trung vào các dự án có ưu tiên cao nhất trong phát triển truyền thông. Trong năm 2014, ngân sách của IPDC tập trung hỗ trợ khu vực đang phát triển với Châu Phi là 42% - khu vực “ưu tiên toàn cầu” của UNESCO; 23.5% hỗ trợ cho các dự án từ các nước Châu Á - Thái Bình Dương cũng như Châu Mỹ -Latinh và Caribê và 10% hỗ trợ dự án từ khu vực Ảrập.


Bà Hoàng Minh Nguyệt - Điều phối các chương trình thông tin và truyền thông của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết: “Trong năm 2014, IPDC hỗ trợ các dự án trên các lĩnh vực ưu tiên: Bảo vệ nhà báo, đa dạng, tự chủ, trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực của các nhà báo, quản lý báo chí và các sáng kiến hội tụ và lồng ghép các phương tiện truyền thông mới.


Năm nay IPDC đã duyệt và hỗ trợ đề xuất dự án “Tăng cường bảo vệ các nhà báo tại Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thực hiện.


Ông Trần Nhật Minh - Giám đốc RED cho biết: “Các nước trên thế giới và khu vực xây dựng các chỉ số về an toàn nhà báo, và đang có xu hướng là liên kết, thống nhất các chỉ số này. Theo dõi của RED dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2011 cho thấy mỗi năm trung bình ở Việt Nam có khoảng 30 vụ cản trở hành hung báo chí được ghi nhận, với đủ loại hình thức, đối tượng, lĩnh vực, hậu quả trên phạm vi toàn quốc.


Mặc dù hành lang pháp luật tương đối đầy đủ, nhưng việc xử lý hành vi này vẫn còn hạn chế, chủ yếu do nhận thức các bên liên quan. Nội dung dự án của RED là xây dựng mạng lưới nhà báo hỗ trợ, thúc đẩy thực thi các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này.



Tin bài đọc nhiều




  • Kỳ dị những mẫu “siêu xe” thế giới chưa bao giờ được biết




  • Nộp thuế đúng hạn vẫn có nguy cơ bị phạt tới 200 triệu đồng




  • Clip tàu ngầm Trường Sa băng băng lướt sóng ở hồ nhân tạo




  • Vợ cũ Van der Vaart - “thiêu thân tình trường” sở hữu thân hình lý tưởng




  • Sự thật rùng rợn về “quái vật” dơi dữ tợn, hút máu người bằng hàm răng sắc lẹm




  • Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gợi cảm, nụ cười hớp hồn của “minh tinh trái đất” Jeon Ji Hyun




  • Ngỡ ngàng vẻ đẹp của “Nữ hoàng cách mạng Cam” muốn tranh cử tổng thống Ukraina




  • Liên Hợp Quốc bỏ phiếu về Crimea chứng tỏ Nga không bị cộng đồng quốc tế cô lập




  • Phát hiện mới về tốc độ cực nhanh của máy bay mất tích




  • Tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân “quê lúa” thử nghiệm ở hồ




  • Bắt được chuột “khủng” dài tới 40 cm




  • Đến lượt Nhật phát hiện 10 vật thể nghi là của máy bay Malaysia mất tích










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét