Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng vừa có văn bản báo Thủ tướng về việc báo cáo đối với kiến nghị của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định, để bảo đảm việc thực hiện hình thức xử phạt này một cách hiệu quả thì cần có thời gian tuyên truyền, phổ biến, vận động tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và người dân. Vì vậy, tại thời điểm hiện nay chưa quy định áp dụng hình thức tịch thu phương tiện đối với những hành vi vi phạm nêu trên.
Đối với 4 nhóm hành vi vi phạm mà Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nêu trong công văn số 58, Bộ trường Thăng nhận định, đây đều là những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ rất cao xảy ra tai nạn giao thông, phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông. Các hành vi này gồm: không chấp hành việc kiểm tra, cố tình bỏ phương tiện, không hợp tác với lực lượng thực thi công vụ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; chở quá tải trọng cho phép trên 150%; điều khiển xe cơ giới mà trong cơ thể có nồng độ cồn vượt quá quy định; điều khiển môtô, xe gắn máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc.
Bộ GTVT kiến nghị cần phải kịp thời tăng cường các biện pháp quản lý, các chế tài xử phạt và biện pháp ngăn chặn đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 17 và Nghị định số 107.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT sẽ xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171 và Nghị định số 107 đáp ứng yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính khả thi để trình Chính phủ trong năm 2015.
Đầu tháng 3, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Chính phủ thí điểm tịch thu phương tiện với người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, nếu lái xe có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở, sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện; đồng thời, tài xế phải thi lại Luật giao thông đường bộ.
Hình thức xử phạt này áp dụng cho cả người vi phạm điều khiển môtô, xe gắn máy (xe máy điện) và các loại xe tương tự môtô, xe gắn máy.
Đề xuất này đã gây nhiều tranh cãi vì tính hợp hiến cũng như tính khả thi. Theo khảo sát trên Zing.vn, đa số độc giả cũng không tán thành biện pháp này.
Theo Zing News
Tin bài liên quan
-
Bộ Công an không tán thành đề xuất tịch thu xe
-
Vẫn có ý kiến trái chiều về việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông
-
Tịch thu xe được không?
-
Đề xuất tịch thu phương tiện vi phạm luật giao thông: Lo ngại hối lộ lớn để “bỏ qua”
-
Tịch thu phương tiện vi phạm: Sẽ lại “đẻ” ra quy định gây “bão”?
-
Kiến nghị tịch thu phương tiện nếu lái xe say rượu: Nặng tay và khó khả thi
-
Chính thức đề xuất tịch thu xe máy đi vào đường cao tốc
-
Đề xuất tịch thu xe máy đi vào đường cao tốc: Khó thực hiện
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét