Môn sử: Hãy nắm được từ khóa!
Với môn lịch sử, điều đầu tiên mà Vũ Thu Thảo nhấn mạnh là thí sinh cần “bắt” được từ khóa, nắm được yêu cầu của đề và bản chất, nội dung câu hỏi. "Môn lịch sử đòi học sinh phải có quá trình tích lũy kiến thức lâu dài, cần học ngay từ đầu, không “ủ” kiến thức, bài tập. Các bạn cũng cần đọc đi đọc lại nhiều lần, kết hợp với ghi chép. Sau một khoảng thời gian, mang bài ra học lại bằng sơ đồ tư duy, tổng kết kiến thức theo giai đoạn - thời kỳ, khu vực, rồi sau đó tìm ra đặc điểm của giai đoạn, khu vực đó, sẽ giúp các bạn nhớ lâu và hệ thống được vấn đề" - Thảo nhấn mạnh. Với Thảo, niềm đam mê với môn lịch sử còn tạo cảm hứng để em sưu tầm rất nhiều các tranh ảnh, câu chuyện về nhân vật lịch sử và cả các video, clip để giúp em mở rộng kiến thức, có sự móc nối với các chi tiết trong sách giáo khoa.
Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng, để đạt điểm cao môn lịch sử, khi làm bài thi, thí sinh cần trình bày bài sạch sẽ và khoa học. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, hạn chế gạch xóa; mỗi ý viết thành 1 đoạn văn, không viết tràn lan. Cấu trúc bài thi cần có mở bài hết sức ngắn gọn, có thể dựa vào câu hỏi để vào mở bài, hoặc lấy một ý nghĩa của sự kiện để mở đầu. Kết thúc mỗi bài phải khẳng định lại vấn đề cần làm rõ; lấy 1 ý nghĩa của sự kiện hay 1 nhận xét của ai đó về sự kiện để khép lại bài làm. “Luôn luôn lặp lại “từ khóa” trong bài làm để thể hiện bạn hiểu và bám sát yêu cầu của đề. Bài làm tập trung vào ý chính, ngắn gọn, không phân tích lan man”- Vũ Thu Thảo nhấn mạnh.
Đừng bỏ qua thông tin thời sự!
Còn với các môn văn và địa lý, Vũ Thu Thảo cũng chia sẻ, bí quyết của em là không học "tủ" bất cứ môn nào, không viết những điều mà mình không biết hoặc không nắm rõ, đặc biệt tối kỵ việc "phát minh" ra vấn đề. “Sự kiện, số liệu không nhớ chính xác có thể nhớ gần đúng (xấp xỉ, khoảng, hơn, gần..., đầu năm, giữa năm, cuối năm). Trình bày khoa học sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của giám khảo” - Thảo cho biết. Thí sinh thi môn địa lý cần nắm chắc kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, cũng như nắm được các số liệu, càng nhiều càng tốt. Các số liệu đó chỉ cần đúng (khoảng, gần, hơn...), không cần nhớ chính xác.
Về môn ngữ văn, theo Thu Thảo, thí sinh nên có một kiến thức nền thật tốt, trong đó ngoài kiến thức học từ sách giáo khoa là các thông tin thời sự nóng, đang được dư luận quan tâm - từ các vấn đề chính trị, xã hội, đến những hành vi, lối sống, hay phản hồi của dư luận... Theo Thảo, viết văn theo ý, nhất thiết phải lập dàn bài. Thí sinh cần lưu ý đọc kỹ các văn bản văn học để thuộc dẫn chứng (thơ, văn xuôi). Chú ý chọn dẫn chứng và chi tiết “đắt” để ghi nhớ. Học thuộc các nhận định, nhận xét hay về tác giả, tác phẩm. So sánh các tác giả, tác phẩm cùng thời để thấy được phong cách của từng tác giả và đặc trưng của mỗi tác phẩm.
Tin bài liên quan
-
Xóm ve chai giữa lòng Sài Gòn
-
Cách hành xử vô nhân đạo của Trung Quốc là “mạn tính”
-
Sĩ tử chân trần, phụ huynh vác đồ đi nhập thi đại học đợt 2
-
Thanh Hoá: Trẻ con… không được ăn thịt bò!
-
Hà Nội: Sĩ tử đội mưa đến trường làm thủ tục dự thi đại học đợt 2
-
Trước kỳ thi đại học đợt 2: Phao thi khối C “nóng” vì cập nhật nội dung biển đảo
-
Lại cứu sống 1 cô gái nhảy cầu Sài Gòn tự tử
-
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu làm rõ nguyên nhân chậm, huỷ các chuyến bay
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét