PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Đồng Nai huy động hơn 1.300 tỉ đồng làm “Sữa học đường”

Đồng Nai huy động hơn 1.300 tỉ đồng làm “Sữa học đường”

Trẻ em dân tộc thiểu số được uống sữa thường xuyên trong chương trình "sữa học đường"




Theo sở GDĐT tỉnh Đồng Nai, từ cuối năm 2013, sau khi được HĐND tỉnh thông qua giai đoạn hai của đề án, sở đã bắt tay vào thí điểm từ tháng 9/2014 với tổng kinh phí thực hiện hơn 1.300 tỉ đồng. Trong đó, 50% là ngân sách nhà nước (khoảng 658 tỉ đồng); 15% do các Cty sữa hỗ trợ (khoảng 197 tỉ đồng), 35% còn lại là tiền của phụ huynh đóng góp (459 tỉ đồng) theo mức đóng hàng tháng trong mỗi năm học.

Như vậy, sau Bà Rịa Vũng Tàu và Bắc Ninh, đây là tỉnh thứ ba triển khai đề án Sữa học đường cho trẻ em, và điểm khác biệt chính là chương trình được mở rộng đến cả đối tượng tiểu học trên địa bản tỉnh với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Theo đề án, năm 2014, chương trình sẽ triển khai thí điểm cho 41.000 trẻ mầm non tại 5 huyện gồm: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu. Năm 2015, Đề án sẽ được triển khai cho tất cả trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn Đồng Nai (không phân biệt trường công lập và ngoài công lập) và đối với học sinh lớp một của các trường tiểu học tại 5 huyện trên.


Giai đoạn từ năm 2016 – 2020, chương trình được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 của các trường trong tỉnh. Về thời gian thụ hưởng, trẻ mầm non, học sinh tiểu học được uống sữa 9 tháng/năm học; định mức 3 lần/tuần, mỗi tuần uống 1 hộp loại 180ml.


Bà Phạm Thị Hải, P.GĐ sở GDĐT tỉnh Đồng Nai cho biết: “Mục tiêu của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng về cân nặng, chiều cao và trí tuệ của trẻ mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh. Phần đấu đến năm 2020, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cân nặng và chiều cao, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, khống chế trẻ thừa cân, béo phì tại các trường mầm non, tiểu học và nâng cao thể trạng của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho địa phương trong tương lai”.




Mô hình Sữa học đường được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) kêu gọi và ủng hộ, với lịch sử hơn 100 năm tại các nước phát triển và hơn 50 năm tại các nước đang phát triển. Chương trình hiện đã đến với hơn 67 triệu trẻ em trên toàn thế giới.









Trẻ em dân tộc thiểu số được uống sữa thường xuyên trong chương trình "sữa học đường"










Clip Đồng nai công bố đề án sữa học đường giai đoạn 2
















via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét