PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Ngăn chặn bạo lực học đường: Phải xem lại chất lượng giáo dục

Ngăn chặn bạo lực học đường: Phải xem lại chất lượng giáo dục

Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới, cũng đã được nhắc đến rất nhiều nhưng thực trạng này vẫn diễn ra hằng ngày tại các trường học. Càng ngày, bạo lực học đường càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp, cả bạo lực thể xác, tinh thần và xâm hại tình dục, xảy ra ở các cấp học, nhưng tập trung nhất ở cuối cấp THCS và đầu cấp THPT.


Trung tâm Nghiên cứu giáo dục phổ thông thuộc ĐH Sư phạm TPHCM đã tiến hành một khảo sát nhanh ý kiến của 297 học sinh tại một số trường THCS, THPT về hành vi bạo lực học đường. Theo đánh giá của các em, 80,3% số học sinh đã từng chứng kiến hành vi trêu chọc bạn qua hình thức bên ngoài; 59,3% số học sinh từng nhìn thấy bạn bị đánh đập.


Trước câu hỏi nếu bản thân là nạn nhân của bạo lực học đường, em sẽ có những phản ứng gì, có đến gần 30% học sinh có phản ứng đánh lại bạn và cũng gần 30% số học sinh chọn cách im lặng.


Nhiều người vẫn cho rằng, một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến bạo lực học đường là do các em tiếp xúc với phim ảnh, game bạo lực, nhưng qua khảo sát này, các em cho biết, 82,5% số nguyên nhân của các trường hợp bạo lực do tính hiếu thắng, muốn chứng tỏ bản thân; 71,1% do hùa theo các bạn khác; chỉ có khoảng 31% do xem cảnh bạo lực trong phim ảnh, sách báo.


Cô Trương Thanh Thúy - Khoa Tâm lý giáo dục (ĐH Sư phạm, ĐH Huế) - cho biết, học sinh các trường THPT TP.Huế nhận định, ngoài các nguyên nhân từ phía gia đình như cha mẹ thiếu quan tâm, bạo lực gia đình, ảnh hưởng của phim ảnh… thì chính học sinh cũng thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống; khả năng kiềm chế kém; tâm lý chưa ổn định. Cô Thúy kể lại, khi nói chuyện với những học sinh bị bạn đánh, đã có học sinh nói với cô: “Chính em cũng không biết vì sao bị hành hung”.


Phải thay đổi tư duy “giáo dục toàn diện”


Ông Phạm Hữu Khương - Chánh thanh tra Sở GDĐT tỉnh Ninh Thuận - thẳng thắn: “Bạo lực trong trường học đã ghê gớm, nhưng bạo lực bên ngoài nhà trường nguy hiểm hơn rất nhiều. Liệu đây có phải là hệ quả của nền giáo dục hiện nay hay không?”. Theo ông Khương, đã đến lúc ngành giáo dục phải xem lại chất lượng của mình, đặc biệt về nhân cách đạo đức. Thước đo chất lượng giáo dục không chỉ bó hẹp trong khuôn viên nhà trường, mà phải thể hiện cả ở những môi trường bên ngoài xã hội.


Theo ông Khương, bậc phổ thông nên chú trọng đến “dạy người”, bậc CĐ, ĐH mới tập trung nhiều hơn đến dạy kiến thức. Những kiến thức về đạo đức phải được dạy xuyên suốt từ lớp 1 - 12 chứ không phải chỉ dạy sơ sơ ở lớp 1 lớp 2, rồi lồng ghép, tích hợp môn giáo dục công dân vào môn học này, môn học khác cho đủ số tiết.


Cô Đinh Thị Thảo - Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên Sở GDĐT Đắc Lắc - nêu quan điểm: Bộ GDĐT cần chú trọng nhiều hơn đến việc tổ chức các hội thảo về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên và cả giáo viên, bởi hiện nay, bộ đang quá tập trung vào chuyên môn mà lơ là đi vấn đề giáo dục đạo đức.


Cô Trương Thanh Thúy cũng nêu lên một thực trạng khác về bạo lực học đường mà ít người chú ý đến, chính là bạo lực tâm lý do giáo viên gây ra. Đã có không ít giáo viên lên lớp mạt sát, hạ nhục học trò như mắng học trò là “ngu”, “dạy mãi không được”… khiến các em bị ám ảnh tâm lý, bị bạn bè trêu chọc.


Theo cô Thúy, một trong những biện pháp tốt để phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường, đó là phải có sự đồng thuận của tất cả các lực lượng giáo dục mới tạo ra hiệu quả giáo dục cao. Mỗi giáo viên đều có trách nhiệm trong việc tư vấn, tham vấn tâm lý cho các em, dạy các em không chỉ tri thức khoa học, mà cả tri thức và cách thức làm người.



Tin bài liên quan




  • “Hàng nóng” và bạo lực học đường




  • “Bó tay” với bạo lực học đường?




  • Cách nào để khắc phục học lệch, bạo lực học đường?




  • Bạo lực học đường: Học sinh chỉ là nạn nhân










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét