PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Biển Cửa Đại, Hội An, sạt lở: Sau hội thảo khoa học là… tiếp tục chờ!

Biển Cửa Đại, Hội An, sạt lở: Sau hội thảo khoa học là… tiếp tục chờ!

Xuyên suốt buổi hội thảo khoa học các nhà khoa học đã chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở bất thường và trầm trọng tại biển Cửa Đại. Theo đó, 3 nguyên nhân được nêu rõ là: Nguyên nhân xuât phát từ nội sinh như là biển Cửa Đại là một bãi ngang, chịu ảnh hưởng của sự xâm thực mạnh, sóng lớn vỗ mạnh ăn sâu; nguyên nhân ngoại sinh đến từ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của nước lũ đổ về từ thượng nguồn, sự thay đổi của dòng chảy bị phân nhánh ngầm dưới biển; trong đó, nguyên nhân chính, chủ yếu dẫn đến tình trạng sạt lở nhanh và mạnh là sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó bị ảnh hưởng trực tiếp từ các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi ở đầu nguồn.


Ông Lê Văn Giảng- Chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết:” Tổng kết từ hội thảo cho thấy, nguyên nhân chính đưa đến tình trạng sạt lở bất thường này là ảnh hưởng của các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi. Chính lượng phù sa thiếu hụt vì đã tập trung chủ yếu tại lòng hồ các thuỷ điện, thuỷ lợi đã khiến cho lượng phù sa chảy về và Cửa Đại thiếu hụt trầm trọng”.


Giải thích rõ hơn vấn đề này, ông Giảng cũng cho biết, những năm trước đây, lũ lụt mang theo lượng phù sa lớn chảy về vùng hạ dụ. Theo đó, lượng phù sa nhiều khiến cho lượng cát chảy về Cửa Đại theo những cơn lũ có sự kết dính, khiến bờ biển ít bị sạt lở. Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng phù sa tồn đọng lại các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi nhiều khiến cho lượng cát chảy xuống không được kết dính. Mà theo ông Giảng gọi, đó là những “hạt cát cô đơn”.


Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, nguyên tắc dòng chảy ở biển theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Vì vậy, khi chảy xuống vùng Cửa Đại, thì khu vực bị sạt lở kéo dài sẽ chạy dọc bờ biển theo hướng Bắc, khu vực được bồi sẽ là hướng Nam. Mà ở đây, chủ yếu là khu vực bờ biển Duy Hải, huyện Duy Xuyên được bồi.











Ông Lê Văn Giảng- Chủ tịch UBND TP Hôi An trả lời PV báo Lao Động.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác cũng xuất phát từ việc nạo vét qua mức cát tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sạt lở bất thường và nhanh chóng tại biển Cửa Đại hiện nay.


Có giải pháp khắc phục, nhưng rồi sẽ… chờ thực thi!


Từ những nguyên nhân nêu trên, các nhà khoa học cũng đã đề xuất những giải pháp, hướng khắc phục để ngăn chặn tình trạng sạt lở tại biển Cửa Đại. Tuy nhiên, theo ông Giảng cho biết:” Nguyên nhân chính xuất phát từ xây dựng công trình thuỷ điện, thuỷ lợi. Nếu muốn biển Cửa Đại không sạt lở thì không lẽ phải phá bỏ các công trình này. Vậy nên, các nhà khoa học cũng đã đề xuất nhiều kiến nghị mới để khắc phục và làm giảm sạt lở tại biển Cửa Đại”.


Nhiều kiến nghị đã được các nhà khoa học đề xuất tại hội thảo như là: Khai thông nước đáy tại các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi, không xả nước mặt mà nên tập trung xả nước đáy vì lượng nước ở đáy là nơi tập trung chủ yếu của phù sa; Bên cạnh đó, nếu giải pháp trên không thực hiện được thì có thể dùng xe cẩu, xe xúc, để lấy lượng phù sa lớn tại các lòng hồ, xả theo dòng nước về khu vực hạ lưu; ngoài ra, cần có sự quản lý chặt chẽ, giảm thiểu tối đa việc thu hút cát tại hạ lưu sông Thu Bồn.


Tuy nhiên, theo ông Giảng, đó là những kiến nghị tạm thời, và sẽ còn chờ sự giải quyết từ phía chính quyền cấp tỉnh, không phải nói là làm được ngay.


Bên cạnh những giải pháp trên, sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận những ý kiến đóng góp tại buổi hội thảo qua đó lập phương án chung, rồi tiến đến những phương án cụ thể trình chính quyền tỉnh Quảng Nam về hướng giải quyết cho việc kè bảo vệ bờ biển và ngăn chặn tình trạng sạt lở tại biển Cửa Đại trong thời gian sắp tới!


Ông Phạm Văn Điểu- Giám đốc Ban Quản lý Các Dự án TP Hội An, cho biết:” Tính đến nay, về việc kè chắn sóng tạm thời thì chính quyền đã bước đầu hoàn thành việc kè chắn lasen. Tuy nhiên, hiện tại khu vực bờ biển bên cạnh các đoạn được kè, phía sau một loạt các nhà hàng nhỏ lẻ bị sạt lở ăn sâu, thì chúng tôi chắc sẽ không kè thêm nữa, vừa kè vừa tiếp tục quan sát, vì những khu vực này chắc chắn sẽ được bồi trở lại trong mùa nắng…”.


Trong thực trạng, có nhiều giải pháp cần thực thi để “ cứu” biển Cửa Đại khỏi sạt lở. Tuy nhiên, theo ông Giảng cũng cho biết thêm:” Nhìn chung, các nước trên thế giới khi triển khai kè biển thường rất tốn kém. Kè lasen chỉ là giải pháp tạm thời, đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm tới, chúng tôi sẽ tiến hành nhổ các cột chắn song lasen này. Bên cạnh đó, còn phải chờ giải pháp của tỉnh Quảng Nam. Nhưng theo tôi, để chi phí cho việc ngăn chặn sạt lở này, thì số tiền có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng”.


Bên cạnh đó, ông Giảng cũng trăn trở, không biết đến khi nào biển Cửa Đại được thực thi các giải pháp nêu trên vì ở đó có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó, nguồn kinh phí lớn cũng là vấn đề nan giải. Ngoài ra, nếu không sớm giải quyết thực trạng này, thì không chỉ bờ biển Cửa Đại sạt lở, mà biển Cẩm An, hay nhiều bờ biển khu vực chạy dọc đó theo hướng bắc ra phía Đà Nẵng cũng bị uy hiếp không kém trong thời gian sắp tới…


Clip ông Lê Văn Giảng- Chủ tịch UBND TP Hôi An trả lời PV báo Lao Động:







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét