PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Biện pháp của huyện là… ép dân chịu đựng bãi rác

Biện pháp của huyện là… ép dân chịu đựng bãi rác

Năm 2002, UBND huyện Nho Quan ra văn bản triển khai xây dựng bãi chứa rác của thị trấn Nho Quan với quy mô 5,1ha thuộc thung Trâu, xã Kỳ Phú. Đến tháng 7.2009, UBND tỉnh Ninh Bình ra quyết định (QĐ) phê duyệt dự án xây dựng bãi xử lý rác hợp vệ sinh với 6 hố chôn lấp có quy mô 37.953m2. 10 năm qua, mỗi ngày 4-6 xe chở rác vào bãi đổ. Theo UBND huyện Nho Quan, mỗi ngày có khoảng trên 20 tấn rác được đổ vào đây. Quy định ban đầu, cứ 3 tháng sẽ có 1 lần cơ quan chức năng vào xử lý rác bằng cách… chôn xuống hố. Tuy nhiên, ngay chính biện pháp rất thô sơ, cơ bản này cũng không được thực hiện nghiêm chỉnh. Hiện trạng bãi rác là một thung lũng “ngập ngụa” rác thải. Không thể nhận ra đâu là 6 hố chôn lấp rác, đâu là hồ sinh học xử lý nước rác với thể tích trên văn bản là 12.404m3. “Nói là có hố chôn lấp rác với lại hồ sinh học gì đó để xử lý nước rác nhưng có thấy họ chôn gì đâu, rác cứ ngập hết cả lên, có vài cái hố đến nay thỉnh thoảng bò và dê của bản lại bị sa xuống rồi chết ngạt” - anh Đinh Văn Tuấn (bản Sau, xã Kỳ Phú) nói.


Theo phản ánh của người dân bản Sau, họ đã cố chịu đựng 10 năm qua và đến giờ, không thể chịu được nữa. “Quanh năm mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng nhung nhúc, ăn cơm cũng phải mắc màn, bệnh tật ngày càng nhiều, nguồn nước ngày càng đen sì và bốc mùi thum thủm, làm sao con cháu chúng tôi có thể sống tiếp trong hoàn cảnh như thế” - ông Đinh Trọng Kíp (bản Sau) bức xúc.


“Mong có cách xử lý rác khác lâu nay”


“Bao nhiêu năm qua, dân kêu nhiều nhưng biện pháp xử lý chỉ là phun thuốc qua loa rồi tiện đâu đốt đó nham nhở khắp thung lũng” - anh Tuấn cho hay. Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú - xác nhận: “Tôi cũng đã vào đó, quả là rất nhiều ruồi nhặng và hôi thối, nguồn nước thực tế có ô nhiễm, nhưng xã cũng chẳng làm được gì”. Còn chính quyền UBND huyện, trước sau chỉ một mực ép dân tiếp tục chịu đựng. PV gọi điện hẹn làm việc với bà Bùi Thị Quế - Chủ tịch UBND huyện Nho Quan - thì được trả lời “đừng có nói ô nhiễm, rác thải được xử lý hẳn hoi đấy chứ, làm gì có ruồi nhặng”.


Từ ngày 7.11 đến nay, người dân sở tại ngăn chặn xe chở rác vào thung Trâu, khiến lãnh đạo huyện liên tục ra hơn 6 văn bản xử lý vụ việc. Tuy nhiên, trong tất cả các văn bản trên, không một văn bản nào đề xuất được biện pháp xử lý căn cơ vấn đề ô nhiễm. Gần đây nhất, trong báo cáo số 306/BC-UBND gửi Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, phần “đề xuất hướng giải quyết” gồm: Mục 1: “Tiếp tục chỉ đạo ban ngành, đoàn thể của huyện và xã Kỳ Phú tuyên truyền, vận động một số người dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, tạo điều kiện để TT VSMTĐT thực hiện nhiệm vụ”; mục 2: “Kiên quyết xử lý mọi hành vi ngăn cản, chống người thi hành công vụ”; mục 3: “Giao công an, Ban CHQS huyện phối hợp các cơ quan chức năng xã Kỳ Phú đảm bảo tình hình an ninh trật tự”; mục 4 “đề nghị Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND tỉnh cho chủ trương để UBND huyện quyết định huy động lực lượng, phương tiện đảm bảo an ninh trật tự”…


“Cả 4 mục thực tế là một, đó là kiên quyết ép người dân tiếp tục chịu đựng. Chúng tôi đấu tranh chỉ để mong có cách xử lý rác khác lâu nay, để con cháu được sống trong môi trường trong lành” - một người dân xin giấu tên nói.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét