Xử lý các trạm trộn bê tông không phép tại quận Nam Từ Liêm: Liệu có triệt để?
Không được cấp phép hoạt động, nhưng trên địa bàn một số phường thuộc quận Nam Từ Liêm hiện có cả chục trạm trộn bêtông đang hoạt động, dù đã có ý kiến chỉ đạo xử lý của quận Nam Từ Liêm.
Theo phản ánh của một số hộ dân sống tại phường Mễ Trì, tình trạng các trạm trộn bêtông hoạt động, phương tiện vận chuyển qua lại thường xuyên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trong suốt một thời gian dài. Anh Hoàng Công Luật - một người dân sống tại đây cho hay, các trạm trộn hoạt động suốt ngày đêm, phát tiếng ồn lớn và thải lượng khói bụi khổng lồ ra xung quanh khiến cuộc sống của người dân trở nên bức bối, ức chế.
Liên quan đến vấn đề này, UBND phường Mễ Trì cũng thừa nhận thực trạng nói trên. Tính riêng trong năm 2013, phường này đã nhiều lần lập biên bản và cưỡng chế các trạm trộn bêtông vi phạm. Tuy nhiên, đến nay các trạm trên vẫn ngang nhiên tồn tại hoạt động, khiến người dân phải đặt câu hỏi: Liệu chính quyền phường có cố tình bao che, tiếp tay cho sai phạm?
Không dừng ở đó, từ đường Lê Quang Đạo nhìn ra phía cánh đồng thuộc phường Mễ Trì, phường Phú Đô, toàn bộ khu đất nông nghiệp đã bị nhiều Cty tận dụng để khai thác trái phép. Thậm chí, ngay trong đất của Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình cũng đang tồn tại trạm trộn của Cty Việt Hàn. Theo một cán bộ thanh tra xây dựng phường, Cty này không hề được cấp phép xây dựng trạm trộn bêtông.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, cuối tháng 4.2014, UBND quận Nam Từ Liêm có văn bản số 120/UBND-TN&MT, về việc xử lý các trạm trộn bêtông vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Mễ Trì và các đơn vị liên quan. Theo đó, UBND quận giao cho UBND phường Mễ Trì kiểm tra, lập danh sách xác minh rõ tên, địa chỉ, số tài khoản tại ngân hàng của các chủ đầu tư vi phạm để thực hiện việc khấu trừ chi phí tổ chức cưỡng chế qua các tài khoản ngân hàng. Đồng thời, mời đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân xây dựng phương án phá dỡ các hạng mục công trình vi phạm; lập dự toán chi phí tháo dỡ các công trình và lập kế hoạch cưỡng chế các công trình vi phạm theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, xong trước ngày 30.5.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn đó các công trình vi phạm. Thái độ của các chủ đầu tư vẫn khá... thản nhiên. Những băn khoăn của người dân là hoàn toàn có cơ sở, bởi thực tế, việc rà soát, xử lý đối với các đơn vị vi phạm này đã được huyện Từ Liêm chỉ đạo xã Mễ Trì, Phú Đô xử lý từ năm 2013. Đã sắp đến hạn hoàn thành việc xử lý các vi phạm trên theo chỉ đạo của quận Nam Từ Liêm, nhưng liệu rồi việc thực hiện chỉ đạo ấy sẽ có kết quả?trông vào hiện tại, nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn về hiệu lực của ý kiến chỉ đạo?
xem thêm
-
Những màn chia tay cuối cấp chỉ có ở tuổi “nhất quỷ, nhì ma...”
-
Các dự án giao thông trọng điểm ở Hà Nội: Thiếu vốn và nhà tái định cư
-
Luật Bảo hiểm y tế “bỏ quên” trẻ suy dinh dưỡng
-
Thống nhất phương án thoát nước cho các quận Hà Đông và Long Biên
-
Công bố quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình
-
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ XI - năm 2014: “Đột phá - Thành công”, đồng lòng hướng về Biển Đông
-
Vụ “Liên tục sai phạm vẫn “an vị”” ở Bến Tre: Lại sai phạm liên quan đến ông Nguyễn Đình Thi
-
Sai phạm trong cấp phát gạo cứu trợ tại Quảng Trị: Phó Thủ tướng yêu cầu công khai kết quả xử lý
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét