PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Gấp rút xây dựng khung trình độ quốc gia để hội nhập

Gấp rút xây dựng khung trình độ quốc gia để hội nhập

Toàn cảnh “Hội thảo Xây dựng jhung Trình độ quốc gia”.


Hôm nay (27.5), Hội đồng Anh đã tổ chức “Hội thảo Xây dựng khung trình độ quốc gia” (NQF) trong bối cảnh hầu hết các quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Campuchia, đã xây dựng được Khung trình độ quốc gia được công nhận.



Tham dự hội thảo có GS.TS Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Ngọc Phi - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, PGS.TS Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo về xây dựng khung trình độ quốc gia.


NQF là công cụ để xây dựng và phân loại trình độ theo một bộ tiêu chí cho các cấp độ học tập đã đạt được. Đây cũng là điều kiện cơ bản để các bằng cấp quốc gia được công nhận theo Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF).


Hiện nay, một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong ASEAN như Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan và tới đây là Campuchia… đều đã xây dựng được khung trình độ quốc gia hoàn chỉnh và được công nhận.


Theo PGS.TS Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, xây dựng khung trình độ là việc quốc gia nào cũng phải thực hiện. Không những thế, trong bối cảnh hội nhập, quốc gia nào cũng cần phải tiếp cận tiêu chuẩn chung với nhau, do đó việc xây dựng khung trình độ nhằm đáp ứng không chỉ nhu cầu sử dụng lao động trong nước một cách có hiệu quả mà còn phải đáp ứng nhu cầu hội nhập.


Cũng theo ông Sâm, đến năm 2015, Việt Nam sẽ cùng với các nước trong khu vực ASEAN sinh hoạt trong cộng đồng kinh tế, sự phân công lao động quốc tế trong khu vực cũng ngày càng sâu sắc hơn, nhất là hiện nay, khả năng hội nhập của Việt Nam trong các hoạt động nói chung, trong đó có hoạt động về nhân lực ngày càng rõ nét, vì vậy, việc xây dựng NQF là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.


Ở Việt Nam, việc xây dựng NQF không phải bây giờ mới được tiến hành mà từ nhiều năm trước, Bộ GD-ĐT đã nhận thấy sự cần thiết của NQF và đã khởi động, tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm của nhiều tổ chức quốc tế như châu Âu và cả Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chúng ta còn mắc phải một số khó khăn về thủ tục pháp lý, kinh nghiệm xây dựng, kinh phí xây dựng hay việc phối hợp triển khai đồng thời và dự kiến triển khai sau năm 2014.


PGS.TS Cao Văn Sâm cho rằng, bên cạnh những khó khăn đó, chúng ta cũng có những thuận lợi ở chỗ không phải chúng ta xây dựng từ đầu mà bản thân khung trình độ đã có rồi, chúng ta chỉ sắp xếp lại cho hợp lý và phù hợp với 2 xu hướng: thứ nhất là xu hướng hội nhập của khu vực ASEAN và thứ hai là xu hướng hội nhập với các nước có quan hệ đặc biệt sâu sắc với Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng nguồn nhân lực.


Qua những thảo luận, trao đổi tại hội thảo lần này, đặc biệt là từ kinh nghiệm xây dựng NQF của các quốc gia của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đã có những bài học sâu sắc trong việc xây dựng khung trình độ để công nhận kỹ năng ở tất cả các cấp trình độ cho lao động nhập cư đến từ các nước ASEAN.


Bên cạnh đó, các ý kiến tại hội thảo cũng khuyến nghị Việt Nam cần lập kế hoạch song phương với các nước trong khu vực sông Mekong để bảo hộ những việc làm di cư truyền thống cho lao động lành nghề Việt Nam.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét