Cứ theo các nội dung mà kỳ họp Quốc hội thứ 7 bắt đầu từ ngày 20.5 thì việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo và phụ trách từ trung ương tới địa phương vẫn có 3 mức tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp như kỳ trước, khép lại cuộc bàn tán thời gian qua muốn cải tiến công tác này. Cũng có thể coi như nét mới là mỗi khóa chỉ lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ. Ủy ban Thường vụ đã quyết rồi, chúng ta cần tôn trọng sự đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện tại của Quốc hội.
Nói chung, đây đều là những công việc bình thường của công tác cán bộ trong bộ máy nhà nước, xưa thế nào nay vẫn vậy, dù có thêm một số nội dung, yêu cầu mới.
Tuy nhiên, hai chữ “từ chức” theo tinh thần nghị định mới lại được dư luận quan tâm hơn cả. Từ chức là khi không còn đủ sức khỏe, năng lực công tác, do bản thân không còn đầy đủ uy tín để làm việc sẽ được quyền từ chức. Tuy nhiên, vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có chuyện xảy ra trong lĩnh vực mình phụ trách. Quy định như thế tưởng là rõ ràng, khỏi bàn. Nhưng trong “binh tình” hiện nay, một số ý kiến của nhiều đồng chí cán bộ cao cấp trong Quốc hội, Thanh tra Chính phủ (và có lẽ nhiều người khác) lại muốn “bổ sung” những trường hợp “tín nhiệm thấp”. Có vị như bác Nguyễn Sĩ Dũng còn nói thêm cần xem xét cả cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ nào rơi vào tình trạng “bi thảm” này.
Cũng có nhiều ý kiến có vẻ bi quan vì nước ta chưa có “văn hóa từ chức” nên chuyện từ chức xem ra còn “chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm”.
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét