PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Gia Lai: Dân kêu cứu chính quyền can thiệp hệ lụy thủy điện

Gia Lai: Dân kêu cứu chính quyền can thiệp hệ lụy thủy điện

Chủ đầu tư các dự án thủy điện xây khu TĐC cho dân nhưng không bố trí được đất sản xuất khiến dân nghèo càng nghèo hơn. Ảnh: Lê Đình Dũng.


Người dân gửi tâm thư kêu cứu chính quyền nhanh chóng can thiệp những hệ lụy liên quan đến thủy điện – đó là vấn đề nóng nhất được cử tri đặt lên bàn nghị sự tại kỳ họp thứ 6 HĐND khóa X của tỉnh Gia Lai. Vấn đề giải “bài toán” xả lũ, an toàn hồ đập và chuyện tái định canh, định cư sau khi nhường đất cho thủy điện đang làm “đau đầu” tỉnh này.


Sở Công Thương chưa quản lý được việc xả lũ

Việc các đập thủy điện trên đóng địa bàn xuất hiện nhiều vết nứt, nước chảy thành dòng - nguy cơ trở thành các “quả bom” nước đe dọa tính mạng dân đã được các cử tri bức xức phản ánh.


Ông Hoàng Công Lự - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - khẳng định nhiều công trình thủy điện được xây dựng trước năm 1990 giờ đã xuống cấp nhưng không được tu bổ, tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Trong khi đó, công tác quản lý lại rất lỏng lẻo.


Giám đốc Sở Công Thương Huỳnh Ngọc Tục thừa nhận: “Chủ đầu tư tự quyết định chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý Nhà nước chỉ cho ý kiến về thiết kế cơ sở. Do vậy, các công trình thủy điện được xây dựng theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và mất an toàn trong quá trình vận hành, khai thác”.


Liên quan đến vấn đề xả lũ của thủy điện, ông Nguyễn Trung Tâm - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai ngao ngán: “Trận lũ ngày 15.11 vừa qua, lần đầu tiên tôi chứng kiến cây cầu huyết mạch của thị xã bị lũ vượt tràn đến 1,5m, đánh toác cả một mố trụ cầu. Điều đó cho thấy chúng ta chưa quản lý được việc xả lũ của nhà máy thủy điện An Khê – Ka Nak”.


Ông Tâm thẳng thắn cho biết Sở Công Thương chưa quản lý được vấn đề xả lũ. “Sở Công Thương phải quản lý để mùa mưa xả như thế nào để dân còn chủ động đối phó, mùa nắng thì tích, xả ra sao để dân còn đảm bảo vấn đề tưới tiêu, chứ không có chuyện khơi khơi được” - ông Tâm nói thêm.


“Ngay cả bộ trưởng Bộ Công Thương cũng trả lời rằng các công trình thủy điện xả lũ đúng quy trình. Tuy nhiên, theo thống kê của địa phương, nhiều thủy điện chưa có quy trình xả lũ theo quy trình vận hành hồ chứa của Chính phủ phê duyệt. Việc xả lũ không thông báo cho chính quyền địa phương, không có hệ thống cảnh báo, hệ thống quan sát. Các “ông” thủy điện sau khi chặn dòng cứ coi như là hết trách nhiệm với địa phương, thế là không được” - ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Ban nội chính Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai, nguyên Chủ tịch thị xã An Khê, bức xức.


Khi thủy điện làm khổ dân


Trước vấn đề các công trình thủy điện xả lũ ào ạt, gậy thiệt hại nặng nề đe dọa tài sản, tính mạng người dân phía hạ du, ông Phạm Đình Thu - Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh - quả quyết: “Những công trình thủy điện đóng trên địa bàn phải chấm dứt tình trạng xả lũ mà không báo trước. Tỉnh sẽ đề ra biện pháp quản lý, vận hành các hồ đập một cách chặt chẽ hơn”.


Riêng vấn đề các đập thủy điện bị nứt, rò rỉ nước, ông Hoàng Công Lự - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho hay - tỉnh đã có hỗ trợ kinh phí để sửa chữa một số công trình xuống cấp, nhằm quản lý an toàn hồ đập, quyết không để hình thành các quả “bom nước”.


Trong khi đó, bài toán định canh, định cư cho dân sau khi nhường dất cho các dự án thủy điện vẫn chưa có lời giải. Ông Phạm Đình Thu cho biết: “Đời sống của người dân tái định cư của các dự án nhỏ và lớn đặc biệt khó khăn. Trường học, y tế, giáo dục không đảm bảo. Đất sản xuất thì chỗ có chỗ không, định cư rồi nhưng đời sống rất khó khăn, thế là diễn ra đói nghèo, tái đói nghèo. Các “ông” thủy điện làm xong công trình rồi thì các “ông” cũng đi luôn”.


Lời ông Thu không sai khi thực tế vào năm 2004, 155 hộ dân làng Dip nằm dọc sông Sê San, (xã Ia Kreng, huyện Chư Pah) phải di dời đến nơi khác sinh sống để nhường đất cho dự án thủy điện Sê San 3 và Sê San 3A. Những căn nhà tái định cư mọc lên, nhưng sau 10 năm sinh sống, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã tăng lên 80%. Lý do là chủ đầu tư không bố trí được đất sản xuất, làm xong công trình thì một đi không trở lại. Đói nghèo, người dân phải “chạy” qua tỉnh Kon Tum sinh sống. Đã có nhiều cuộc họp của tỉnh Kon Tum và Gia Lai để giải quyết vấn đề di cư lạ lùng trên nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét