PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Những con người huyền thoại (2)

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Những con người huyền thoại (2)

6 chiến sĩ Đoàn tàu Không số bến Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chụp ảnh lưu niệm trước ngày vượt biển (tác giả chụp lại từ ảnh tư liệu).


Người dân Việt Nam luôn tự hào về chiến công và con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển - con đường có thật trong lịch sử đấu tranh vệ quốc, góp phần đưa Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.


Sức mạnh làm nên sự kỳ diệu của đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ bởi sự hy sinh và lòng quả cảm của các cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu Không số, mà còn được vun đắp bằng chính những tình cảm thiêng liêng của nhân dân nơi bến bãi. Có người bảo rằng, nếu không có tấm lòng của bà con ở các bến, tàu Không số khó có thể lập nhiều chiến công như thế.

Cho đến bây giờ, ông Ba Quý không thể quên được hình ảnh của mình trên bàn thờ gia đình khi ông đột ngột trở về sau ngày đất nước thống nhất, bởi người thân tưởng ông đã hy sinh.


Sau 4 chuyến đi thành công, chuyến cuối cùng (năm 1966) vào Cà Mau tàu của ông Ba Quý bị lộ, phải huỷ nổ phi tang. Thế là ông Ba Quý cùng anh em đội tàu trở thành người của bến trong suốt 10 năm với nhiệm vụ bảo vệ tàu, bảo vệ bến và con đường Hồ Chí Minh trên biển, vận chuyển hàng hoá vào nơi tập kết an toàn.


Ở Vàm Lũng (Cà Mau), ông Ba Quý và đồng đội đã trải qua hàng chục trận chiến đấu ác liệt, có những trận không tương quan về lực lượng, anh em tàu chỉ có 5 người nhưng phải chiến đấu với hàng trăm tên địch. Những ngày tháng đó, ông và đồng đội luôn được bà con bến bãi che chở, cưu mang.


"Bà con tốt đến lạ lùng! Nếu không có tình dân nơi bến bãi, chúng tôi không có ngày hôm nay" - ông Ba Quý tâm sự.


Còn ông Lê Xuân Khảm - nguyên thợ máy tàu 69 - không quên chuyến đi đầu năm 1966 vào vùng biển Cà Mau. Khi tàu đến khu vực sát vùng biển Philippines, ngang vùng biển Đà Nẵng, tàu 69 bị tàu Mỹ tuần tra phát hiện ra và đeo bám.


Sau khi đã cắt được đuôi tàu địch, tàu 69 chuyển hướng chạy hết tốc lực vào gần Côn Đảo. Tuy nhiên do xác định đường đi không chuẩn xác, khi tiếp cận bờ thì mới biết tàu lạc bến quy định đến vài chục kilômét.


Lúc đó trời đã gần sáng, du kích ấp Vinh Hoa dẫn tàu vào một luồng nhỏ, rồi nhanh chóng chặt cây nguỵ trang. Rất may, vừa ngụy trang xong thì máy bay trinh sát địch đi tuần tra, không phát hiện được.


Tàu trú tại lạch 2 ngày, bà con trong ấp kéo đến ngắm tàu, ngắm anh em bộ đội miền Bắc. Có bà má còn đến sờ từng người chiến sĩ Bắc, thấy không giống như những gì địch tuyên truyền là ốm đói, 7 người đu một cọng đu đủ không gãy, nên bà con rất ngạc nhiên.


Sau khi bắt liên lạc được với bến, tàu đã quay trở lại. Trên đường đi, mặc dù vào buổi tối, nhưng cứ gặp người dân nào, ông Tư Mau (lúc đó là trưởng bến Vàm Lũng) lại đứng trên boong tàu nói to: “Ới đồng bào, thấy sao hay vậy, kín miệng cứu nước nghe!”.


Gặp lại anh “bộ đội miền Bắc” Ngô Xuân Khảm sau mấy chục năm xa cách, bà Út Lợi (Phan Thị Lợi) vui mừng khôn xiết.


Ngày đó, cô bé hạt tiêu Út Lợi (còn được anh em gọi là "Hoa hậu rừng đước") được anh em tàu Không số quý mến bởi tấm lòng của cô và gia đình đối với họ.


Lúc đó tuy còn nhỏ tuổi, nhưng Út Lợi thường xuyên gác tại cửa biển Chim Đẻ gần Vàm Lũng để cảnh giới cho các chuyến tàu Không số từ miền Bắc vào cập bến, bốc dỡ vũ khí và canh gác cửa sông nơi giấu tàu trong một thời gian dài.


Không chỉ mẹ con Út Lợi, ngày đó hàng trăm người dân Cà Mau và các bến bãi khác đã nhường cơm sẻ áo, chung tay góp sức cùng quân dân bến bãi ngày đêm chiến đấu bảo vệ những con tàu, bảo vệ bến bãi, vận chuyển hàng hoá tới nơi tiếp nhận, họ thực sự là những chiến sĩ kiên trung, xây dựng nên bến cảng lòng dân, góp phần vào chiến công của con đường biển huyền thoại.











Các cựu binh Đoàn tàu Không số gặp nhau ôn lại truyền thống 52 năm kỷ niệm. Ảnh: Trần Mạnh Tuấn



Những cựu chiến binh Đoàn tàu Không số năm xưa giờ đã trở về với đời thường, sống cuộc sống bình dị, hòa vào những thăng trầm của cuộc sống, nhưng họ vẫn giữ được khí tiết kiên trung và bản lĩnh. Phẩm chất cao quý ấy được họ phát huy trong xây dựng quê hương, tham gia các công tác xã hội và nuôi dạy con cháu trưởng thành. Nhiều cựu chiến binh Đoàn tàu Không số hôm nay là tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt mọi khó khăn, xây dựng thành công các mô hình làm kinh tế giỏi.

Hôm nay, bằng trí tuệ, niềm tin, nghị lực và sự tiếp lửa truyền thống, thế hệ trẻ Việt Nam nguyện kế tục xứng đáng những thành quả cách mạng của cha anh. Đường Hồ Chí Minh trên biển và các cán bộ, chiến sĩ Đoàn tàu Không số mãi mãi là bài học, là tấm gương sáng về đức hy sinh, dám nghĩ, dám làm, vì niềm tin tất thắng của cả dân tộc Việt Nam.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét