PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Mẹ liệt sĩ ôm hài cốt con khóc, chính quyền vẫn không cho đưa vào nghĩa trang

Mẹ liệt sĩ ôm hài cốt con khóc, chính quyền vẫn không cho đưa vào nghĩa trang

Các thông tin này được ghi rõ trong hồ sơ của liệt sĩ tại Bộ tư lệnh Quân khu 7, cũng như gửi về tỉnh Hòa Bình năm 1975. Tuy nhiên, trong giấy báo tử gửi về cho gia đình lại ghi tên liệt sĩ là Đặng Văn Thành.


Mặc dù gia đình đã nhiều lần đề nghị sửa lại tên liệt sĩ cho đúng, nhưng gần 40 năm nay, trong các bằng Tổ quốc ghi công, Huân chương Chiến công Giải phóng, Huân chương Kháng chiến được Đảng, Nhà nước truy tặng cho liệt sĩ đều ghi là Đặng Văn Thành.


Câu trả lời nhà chức trách địa phương là: “Chúng tôi chỉ quản lý liệt sĩ có tên là Đặng Văn Thành thôi, chúng tôi không biết liệt sĩ Đặng Trường Thanh. Trong khi đó, gia đình bà Trần Thị Thược và ông Đặng Văn Sứ có hai người con trai đã theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường ra trận, vì thành tích này, gia đình đã được chính phủ tặng bằng Gia đình vẻ vang năm 1974, trong bằng này cũng ghi rất chính xác tên người con cả là Đặng Trường Thanh.

Sự việc này đã cho thấy một lề lối làm việc tắc trách, thờ ơ đối với liệt sĩ, và gia đình, mẹ cha liệt sĩ, người đã không tiếc máu xương mình vì tổ quốc của chính quyền sở tại.


Câu chuyện thực ra bắt đầu từ việc tòa soạn báo chúng tôi nhận được thông tin của một số người dân tại địa bàn phường Đồng Tiến gửi đến, cho biết tại đây đang xảy ra một vụ việc gây bức xúc trong dân chúng, đó là việc chính quyền địa phương đã ngăn cản không cho gia đình bà Trần Thị Thược, mẹ liệt sĩ đưa hài cốt con vào nghĩa trang liệt sĩ của địa phương. Sự việc được mô tả như sau:


Sau nhiều lần vào Nam đi tìm mộ liệt sĩ Đặng Trường Thanh, tháng 8.2013, gia đình bà quả phụ Trần Thị Thược nhận được thư của anh Quyết, quê Thái Nguyên, là đồng đội của liệt sĩ Đặng Trường Thanh.


Trong thư nói rằng, ngày 27.7 vừa qua, anh Quyết đi thăm lại chiến trường xưa, xã Đông Lạc Quế, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - nơi năm xưa cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, liệt sĩ Đặng Trường Thanh và nhiều đồng đội đã hy sinh trong một cuộc vượt kênh Vĩnh Tế, bị phục kích, bị thương và hy sinh.


Anh Quyết đã ghi rõ địa điểm cụ thể mà đồng đội đã chôn cất liệt sĩ. Cùng nơi đó, còn có mộ liệt sĩ Trần Văn Bình, quê Thái Bình, nhưng không rõ huyện, xã nào. So với hồ sơ lưu tại Quân khu 7 thì những thông tin này trùng khớp.


Từ bức thư này, các người con trong gia đình liệt sĩ đã lên đường đến Tịnh Biên, An Giang và đã được bà con nơi đây đón tiếp rất nhiệt tình, dẫn đường đến địa điểm và cùng gia đình khai quật mộ. Mộ của liệt sĩ Bình và liệt sĩ Thanh nằm cách nhau chừng 5m, gần 2 gốc cây thốt nốt.


Đến độ sâu 1m thì thấy hài cốt được chôn cùng lọ penixilin cùng cái đế của bình toong nước, bên trong ghi rõ tên liệt sĩ Đặng Trường Thanh trước sự chứng kiến của những người dân địa phương. Cái nắp lọ đã 40 năm khi mở ra bị mủn thành bột càng khiến mọi người xúc động. Khi được hỏi tại sao mộ các liệt sĩ không được đưa vào nghĩa trang của xã, thì được một nữ cán bộ nói rằng vì địa phương không biết.


Và cũng chính vì mộ không nằm trong sự quản lý của nghĩa trang nên đã không cần biên bản bàn giao hài cốt giữa chính quyền xã và gia đình liệt sĩ, mà chỉ có một giấy xác nhận của địa phương này về việc gia đình liệt sĩ đã đến tìm và xin phép được chuyển liệt sĩ về quê nhà.


Khá cẩn thận, người nhà liệt sĩ đã fax văn bản này về Phòng LĐTBXH tỉnh Hòa Bình để hỏi, thì cô Mai - người nhận fax - và một nhân viên nữa cùng nói rằng, giấy tờ như vậy là hợp lệ. Vậy là cả 4 anh em phấn khởi đưa hài cốt người anh lên đường trở về.


Thế nhưng khi liệt sĩ được đưa về đến quê nhà tại phường Đồng Tiến thì xảy ra sự việc chính quyền phường không cho đưa hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang. Lý do họ viện ra là không có giấy tờ bàn giao của địa phương tại An Giang. Họ nói rằng, gia đình phải tự đi tìm chỗ cho liệt sĩ, chứ họ không có trách nhiệm. Khi nào làm xong thì báo để họ đến thắp hương.


Trước tình cảnh như vậy, bà mẹ liệt sĩ quá đau lòng. Bà cứ ngồi ôm cái tiểu đựng nắm xương tàn của con trai khóc ngất. Mặc cho người nhà liệt sĩ năn nỉ, rằng cứ để liệt sĩ vào nghĩa trang, rồi mai mốt, gia đình sẽ vào An Giang xin giấy tờ bổ sung, nhưng cán bộ đại diện chính quyền phường Đồng Tiến không mảy may động lòng.


Trong tình cảnh tiến thoái lưỡng nan đó, không thể để mẹ già ôm hài cốt ngồi khóc, mấy anh chị em trong nhà liệt sĩ đã quyết định đưa anh vào khu mộ của gia đình.


Khi phóng viên tìm đến nhà thì liệt sĩ Đặng Trường Thanh đã mồ yên mả đẹp trong khu mộ gia đình, bên cạnh người cha. Mẹ liệt sĩ và những người con xác nhận toàn bộ những sự việc này và nói rằng, thôi thì con bà đã được đoàn tụ với gia đình là vui rồi, nhưng không chỉ gia đình bà, mà tất cả những ai chứng kiến sự việc đều không thể không phẫn nộ.


Hãy hình dung xem, khi những đứa con vàng ngọc, măng tơ lên đường bảo vệ tổ quốc, địa phương đã trống dong cờ mở như thế nào, mà trở về, đến cái tên cũng không được gọi cho đúng, còn một nắm xương cũng bị chối từ một chỗ nằm?



Tin bài liên quan




  • Liệt sĩ nhưng không được là... liệt sĩ (!?)




  • Vụ Tranh “nồi cơm” với gia đình liệt sĩ: Âm thầm cấp phép cho “đại gia”




  • Khi “liệt sĩ trở về” muốn tự tử!




  • Lại “khẩu chiến” về chiếc lọ penicilin - di vật của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét