PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Cần chấm dứt lễ hội chém lợn đầu xuân

Cần chấm dứt lễ hội chém lợn đầu xuân

Đã có nhiều ý kiến xung quanh lễ hội kỳ lạ này. Có ý kiến cho rằng, nên bỏ lễ hội này, nhưng người dân làng Ném Thượng thì lại không muốn bỏ. Những ý kiến mà người dân làng Ném Thượng đưa ra chỉ là do lễ hội truyền thống của làng đã có từ lâu, nên cần phải được duy trì. Nhưng xem kỹ Lễ hội chém lợn, rồi suy ngẫm, phân tích kỹ lưỡng thì thấy rằng nên bỏ lễ hội chém lợn là phù hợp với xã hội văn minh, ngày càng phát triển hiện nay. Không phải truyền thống cái gì để lại cũng đúng, cũng hay mà phải được duy trì lâu dài. Con người cũng như vạn vật sinh ra, chỉ phù hợp với từng thời kỳ nhất định. Thời trước khác, thời nay khác. Chúng ta tôn trọng lịch sử, nhưng cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển. Không nên quá cứng nhắc, hoặc cố duy trì những hủ tục lạc hậu.


Thông thường trong đầu năm mới là người ta rất kiêng chuyên chuyện chém, giết, sát sinh. Đằng này trước bàn dân thiên hạ lại “trảm” con lợn, để máu me bắn tung tóe, trông rất man rợ, phản cảm. Đất nước ta đang dần tiến lên văn minh, hiện đại. Vậy thì những gì hủ tục, lạc hậu như vậy cần phải được dẹp bỏ. Lịch sử hay truyền thống không phải cái gì cũng đúng, cũng phù hợp.


Chắc nhiều người còn nhớ từ năm 1994 trở về trước, việc đốt các loại pháo trong những ngày lễ, tết, cưới hỏi đã thành truyền thống, thói quen của người dân khắp cả nước. Nhưng khi thấy việc đốt pháo gây lãng phí và nguy hiểm nên Chính phủ đã ra quy định cấm sản xuất, đốt, tàng trữ, vận chuyển các loại pháo. Kể từ đó đến nay mỗi khi có tết hay lễ hội đình đám người dân đã nhiệt tình hưởng ứng, chấp hành nghiêm, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội. Hay như việc đội mũ bảo hiểm cũng vậy. Trước đây việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe môtô, xe gắn máy ở nước ta hầu như là không có. Nhưng kể từ khi có quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm thì nó lại trở thành thói quen, thành nếp sống văn hóa.


Lễ hội truyền thống là những nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng quê. Nhưng không nhất thiết cứ phải cái gì cứ có tên là “truyền thống”, là “lịch sử” là cần phải bảo tồn, duy trì. Sức sống lâu bền của các lễ hội truyền thống là nét văn hóa, được mọi người thừa nhận. Mong rằng, những hủ tục hay những tập tục lạc hậu, không phù hợp với nếp sống mới được dân ta dần bỏ.


Đào Duy Tuấn (Bộ CHQS tỉnh Vĩnh Phúc)







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử