PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Giáo dục đại học Việt Nam đang đứng ở đâu?

Giáo dục đại học Việt Nam đang đứng ở đâu?

Sinh viên ĐH Y Hà Nội đang thực hành. Ảnh: Giang Huy


Các lãnh đạo đại học và doanh nghiệp từ Australia, Trung Quốc, Hồng Kông (TQ), Lào, Myanmar, Vương quốc Anh và Việt Nam đã gặp gỡ tại TPHCM (trong 2 ngày 26-27.11) để cùng đối thoại về giáo dục toàn cầu 2013 - chuẩn bị để giáo dục ĐH đáp ứng các nhu cầu của thế kỷ 21.



PGS-TS Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - cho biết, thời gian vừa qua, các trường ĐH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng, tìm giải pháp để hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, qua đó góp phần mở rộng các lĩnh vực giáo dục đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho cả nước.


Việc mở rộng liên kết toàn cầu đưa lại nhiều cơ hội cho giáo dục ĐH Việt Nam nhưng thách thức cũng không ít, bắt buộc giáo dục Việt Nam phải nâng cao chất lượng đào tạo cả về nội dung chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo viên, quản lý để đáp ứng được mặt bằng chung của giáo dục quốc tế. So với nhu cầu phát triển của thực tế, chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam vẫn nặng về lý thuyết, khô cứng và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.


“Kéo” doanh nghiệp đến gần hơn với trường học


PGS-TS Bùi Anh Tuấn khẳng định, các trường ĐH không thể chỉ dạy những gì nhà trường có, mà phải hướng tới nhu cầu của thị trường việc làm. Mặc dù đã có những sự hợp tác giữa doanh nghiệp với các trường ĐH như hợp tác đào tạo theo nhu cầu, hợp tác để nghiên cứu khoa học... tuy nhiên, việc gắn kết này vẫn chỉ dừng ở một mức độ hạn chế.


Thực tế cho thấy, hơn 70% số sinh viên tốt nghiệp đi làm đều phải được các doanh nghiệp đào tạo lại. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý là các doanh nghiệp rất ngại tiếp nhận sinh viên thực tập hoặc mới tốt nghiệp, trong khi vẫn luôn thiếu nhân lực chất lượng cao.


Chính vì thế, để kéo gần hơn khoảng cách này, Bộ GDĐT đang có chủ trương mời các doanh nghiệp tham gia vào việc thiết kế các chương trình đào tạo, phản biện lại các chương trình đào tạo trong trường cũng như đánh giá chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp đi làm để từ đó, các trường ĐH điều chỉnh được chương trình giảng dạy cho phù hợp với thực tế của thị trường lao động.


Bên cạnh đó, một xu hướng mới cần chú trọng phát triển chính là chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. TS Bùi Quang đến từ TMA Solutions - một trong những nhà cung cấp giải pháp phần mềm lớn nhất Việt Nam - đã đưa ra những nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp cũng như cơ chế để tạo nên một mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp với các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên.


Phó Hiệu trưởng Đại học Bedfordshire Bill Rammell - nguyên Thứ trưởng phụ trách


Giáo dục đại học của Vương quốc Anh - cho biết, các ĐH của thế kỷ 21 cần suy nghĩ và hành động với tầm nhìn toàn cầu. Biên giới quốc gia sẽ không còn nhiều ý nghĩa trong lĩnh vực này khi cạnh tranh song hành với hợp tác quốc tế. Tầm nhìn toàn cầu được các trường ĐH thành công đưa vào hệ thống, chương trình đào tạo, trải nghiệm của sinh viên, vào yếu tố con người, công tác lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực và tầm nhìn cũng như phương pháp tiếp cận của nhà trường.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử