PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Sóc Trăng: An tâm ra khơi để giữ vững chủ quyền biển đảo

Sóc Trăng: An tâm ra khơi để giữ vững chủ quyền biển đảo

Tỉnh Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72km, ngư trường biển rộng hơn 30.000km2, với nguồn thủy, hải sản phong phú. Toàn tỉnh hiện có trên 2.000 tàu thuyền hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy, hải sản; trong đó số tàu có công suất từ 30 mã lực được đăng ký hành nghề có hơn 1.600 chiếc, số phương tiện đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 mã lực trở lên cũng đang tăng nhanh với gần 300 chiếc.


Để giúp ngư dân yên tâm bám biển, thông qua cuộc vận động “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, tỉnh Sóc Trăng đã giao LĐLĐ tỉnh triển khai xây dựng trạm thông tin liên lạc tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Công trình được hoàn thành và bàn giao cho đồn biên phòng Vĩnh Châu cuối tháng 12.2014, gồm 10 bộ đàm cầm tay, 1 bộ đàm cố định, 1 máy liên lạc tàu thuyền 12 băng, 1 máy Icom M700PRO để liên lạc khi bão, máy phát điện, 1 ổn áp, 2 bản đồ theo dõi áp thấp nhiệt đới, 1 máy điều hòa và nhiều vật dụng cần thiết khác. Tổng kinh phí 250 triệu đồng do CB-CNVC tỉnh Sóc Trăng đóng góp.


Ông Võ Hoàng Dũng - Chủ tịch LĐLĐ TX.Vĩnh Châu - cho biết, toàn thị xã hiện có 7 nghiệp đoàn, trong đó, có 3 nghiệp đoàn hải sản, gồm: Hải Ngư, Biển Trên và Mỹ Thanh, với gần 500 CĐV tham gia. Từ khi trạm liên lạc đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng cho cứu hộ cứu nạn trên biển.


Khoảng cuối tháng 1 vừa qua, có một tàu cá thuộc nghiệp đoàn hải sản Biển Trên đang đánh bắt trên biển thì bị chìm do sóng to gió lớn, cũng nhờ trạm liên lạc này, anh em đã kịp thời liên lạc với đồn biên phòng và những tàu thuyền lân cận đến ứng cứu. Lần đó, cả 4 người trên tàu đều thoát nạn.


Giữ vững chủ quyền biển, đảo…


Một thời gian dài, việc thông tin giữa các tàu thuyền và đất liền chủ yếu qua bộ đàm và điện thoại. Từ khi có trạm liên lạc, các ngư dân được cập nhật thêm các bản tin phát thanh, dự báo thời tiết, cảnh báo các tai nạn trên biển… Quan trọng nhất, thông qua trạm liên lạc, ngành chức năng đã lồng ghép tuyên truyền việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo. Qua đó, nâng cao nhận thức cho hàng ngàn ngư dân về chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.


Anh Nguyễn Văn Nam - chủ tàu kiêm Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn hải sản Hải Ngư - chia sẻ: Nghề đi biển khó khăn, vất vả, nhưng anh em chưa ai có ý định bỏ tàu. Ngoài yếu tố kinh tế, mỗi chuyến ra khơi còn là cách để anh em góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Thông qua nhiều sự hỗ trợ, giờ đây, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm vì sau lưng mình luôn có những tổ chức, đoàn thể.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét