PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Đại học Bách Khoa TPHCM áp dụng 100% phương pháp đào tạo mới

Đại học Bách Khoa TPHCM áp dụng 100% phương pháp đào tạo mới

Kết quả khả quan cho phương pháp đào tạo mới


CDIO là viết tắt của 4 chữ Conceive (ý tưởng) - Design (thiết kế) – Implement (triển khai) - Operate (vận hành) – đề xướng quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các ngành kĩ thuật.


Sau hơn 4 năm áp dụng tại ĐHQG-HCM, mô hình CDIO đã giúp đổi mới căn bản cách thức tổ chức CTĐT và giảng dạy đảm bảo phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, và năng lực thực hành nghề nghiệp cần thiết cho sinh viên. Vì thế, ngày 25/3 vừa qua, tại hội thảo ”Triển khai nguyên lý CDIO trong giáo dục kỹ thuật và ngoài kỹ thuật” đã bàn về việc triển khai phương pháp giáo dục mới này không chỉ cho các chương trình thuộc lĩnh vực kỹ thuật mà còn mở rộng cho tất cả các lĩnh vực khác, một nhu cầu tất yếu cấp thiết của rất nhiều trường đại học ngoài kỹ thuật.


Theo PGS.TS Đoàn Thị Minh Trinh, Phó thường trực Ban chủ nhiệm Đề án CDIO của ĐHQG-HCM: “Với việc gia nhập Hiệp hội CDIO thế giới vào năm 2010, ĐHQG-HCM bắt đầu áp dụng CDIO, bằng việc thí điểm cho ngành Kỹ thuật Cơ khí tại Trường ĐH Bách khoa và 4 ngành Máy tính và CNTT tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên với mục tiêu: cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, và thái độ đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan; và sử dụng việc thí điểm để đúc kết những sản phẩm, khung chuẩn chung, và mô hình mẫu phát triển CTĐT để nhân rộng tại ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH Việt Nam.


TS. Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐHQG-HCM và PGS.TS Đoàn Thị Minh Trinh cho biết: “Từ việc đúc kết áp dụng CDIO, đặc biệt là những đúc kết từ nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn áp dụng CDIO trên thế giới và tại các trường ĐH Việt Nam, ĐHQG-HCM đã khái quát hóa thành những nguyên lý căn bản, những vấn đề thực hành tổng quan dưới dạng các sản phẩm, khung chuẩn chung và mô hình mẫu phát triển CTĐT để nhân rộng áp dụng”.


Từ đó, năm 2013, ĐHQG-HCM có thêm 2 trường, 17 ngành tham gia áp dụng CDIO. Đến năm 2014, toàn ĐHQG-HCM có 4 trường, 20 khoa, 45 ngành tham gia triển khai với mức độ áp dụng khác nhau. Trường ĐH Bách khoa áp dụng toàn trường với 33 ngành, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên áp dụng cho 6 ngành, Trường ĐH CNTT áp dụng toàn trường với 5 ngành, và Trường ĐH Kinh tế -Luật áp dụng cho 1 ngành.


Thay đổi thói quen học tập thụ động


Đánh giá về sự thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá khi áp dụng CDIO, TS. Phạm Công Bằng, Khoa Cơ khí - Trường ĐH Bách khoa cho biết: “Việc giảng dạy ở các trường ĐH Việt Nam nói chung chưa đạt hiệu quả mong muốn do giảng dạy thiên về lý thuyết ít thực hành. Hệ quả là việc đánh giá thường yêu cầu sinh viên nhớ các khái niệm, số liệu, hay áp dụng kiến thức ở mức thấp, ít coi trọng phát triển các kỹ năng phân tích và tổng hợp. Bên cạnh đó, sĩ số lớp thường quá đông, cách thức truyền giảng một chiều và học tập thụ động dẫn đến không ít sinh viên học theo cách đối phó”.


TS. Bằng khẳng định: “Tác động của CDIO đem đến là các giảng viên luôn sáng tạo để tăng cường các hoạt động học chủ động, trải nghiệm thực hành cho sinh viên và đã thực hiện hiệu quả ngay cả với lớp đông khoảng 60 sinh viên với sự hỗ trợ của một hoặc hai trợ giảng”.


Kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của sinh viên về chương trình CDIO do nhóm giảng viên của Khoa CNTT - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thực hiện cho thấy có đến 85,8% sinh viên đồng ý với chương trình CDIO khi giảng viên nhiệt tình giảng dạy, 75,39% sinh viên hài lòng khi được giảng viên hướng dẫn và tổ chức làm việc nhóm, 70,35% sinh viên hài lòng vì CTĐT được tổ chức và quản lý tốt, 70,66% sinh viên cho rằng chương trình CDIO giúp họ tăng sự chủ động trong học tập.


Nguyễn Thị Ngọc Hà, sinh viên năm cuối của Khoa CNTT - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết: “Chương trình CDIO giúp thói quen học thụ động của sinh viên đã được thay thế bằng sự chủ động trong học tập và đầy tính sáng tạo, gợi mở từ chính người giảng viên của mình. Hơn nữa, còn giúp sinh viên có các kỹ năng tốt hơn trong cuộc sống”.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét