PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Quảng Nam: Dân lên núi xây chòi “né” lũ

Quảng Nam: Dân lên núi xây chòi “né” lũ

Ông Trần Kim Hùng cho biết, nước lũ dâng đến bậc thang thứ 13, người dân sẽ không được qua sông bằng đò.



Đây cũng là một trong những địa bàn bị chia cắt, cô lập trong đợt lũ bất thường vừa qua. Hàng chục hecta hoa màu của người dân bị tàn phá, con đường bộ duy nhất dẫn vào thôn cũng bị sạt lở nghiêm trọng.


Nằm ven sông Thu Bồn, thôn Đại Bình có tất cả 1.360 khẩu nằm ven dãy núi Gò Trãy, bao năm qua, nơi đây hễ xảy ra mưa lũ là bị cô lập. Có điều đặc biệt, khi là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước lũ thượng nguồn đổ về dâng cao, nhưng những năm qua, nơi đây ít xảy ra thiệt hại nặng nề về người.


Từ thực tiễn “thói quen” bị cô lập, người dân nơi đây đã chủ động sáng kiến ra cách… để trốn lũ. Cụ thể, người dân tập trung lựa chọn những đỉnh cao trên ngọn núi này, xây dựng từng căn nhà nhỏ dùng để trú ẩn và chứa lương thực phục vụ cho những ngày trốn lũ.


Toàn dãy núi Gò Trãy, có tất cả 5 ngọn núi thấp được người dân tập trung xây dựng “chòi” trốn lũ. Ở mỗi đỉnh đồi tập trung hàng chục “chòi” nhỏ, có những nhà kiên cố, những nhà cũ kỹ thô sơ. Tập trung lương thực, thực phẩm của bà con địa bàn. Các ngọn đồi được xây dựng tách biệt với các đỉnh núi khác nhằm tránh tình trạng mưa lớn, chảy mạnh từ những ngọn núi bên cạnh đổ qua gây sạt lở, xói mòn.


Ông Trần Kim Hùng- Trưởng thôn Đại Bình cho biết:” Rút kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử năm 1964, khiến hơn 80 người dân địa bàn bị chết. Người dân nơi đây, xây nhà trú lũ trên đỉnh đồi đã hàng chục năm nay. Và cũng nhờ đó, biết bao năm qua, mỗi khi bị cô lập, thì lúc đó người dân địa phương lại leo lên đồi, mang theo mắm muối, trú ẩn qua ngày, đợi lũ rút”.


Bên cạnh đó, ông Hùng còn chia sẽ, không chỉ có việc xây “chòi” trốn lũ ở đỉnh núi. Người dân nơi đây, còn dựa vào kinh nghiệm của các bậc tiền bối truyền lại, đó là dự báo lũ bằng… bậc thang. Tại bến đò, đi từ thôn Đại Bình qua trung tâm xã, huyện bên kia sông. Bến đò có bậc thang cao, gồm 54 bậc. Tuy nhiên, khi nước lũ dâng đến bậc thứ 13, mọi hoạt động di chuyển qua sông bằng đò phải tạm dừng vì nguy hiểm, đồng thời, nước dâng cao đến bậc thang thứ 53, người dân khu vực phải tập trung di chuyển lên các đỉnh đồi để né lũ.


Chị Nguyễn Thị Đào, người dân sống trước bến đò, tại địa bàn cho biết: "Người dân nơi đây, mỗi khi lũ về, họ tập trung, thay phiên nhau túc trực tại bến đò, nhìn nước lũ dâng đến bậc thang thứ mấy, họ sẽ khua chiêng gõ trốnglên để bà con biết, di chuyển trốn lũ. Cứ như thế, nó tiếp diễn bao năm qua như là thói quen của người dân nơi đây”.


Thầy Nguyễn Xuân Thu- Hiệu trưởng trường THCS Quế Trung, cho biết: "Tại trường có hơn 60 em đang theo học. Tại trường có thành lập đội Phòng chống Lụt bão, cứ mỗi khi lũ đến bất ngờ, nhà trường sẽ cử người trong đội đưa học sinh dọc theo đường núi, trở về nhà, tại cổng làng đường vào thôn , các phụ huynh sẽ ra nhận con em họ, đưa về nhà."


Chùm ảnh chòi trốn lũ ở thông Đại Bình:









Ông Trần Kim Hùng cho biết, nước lũ dâng đến bậc thang thứ 13, người dân sẽ không được qua sông bằng đò.










Các " chòi " trốn lũ, nằm trên đỉnh đồi, phục vụ đắc lực cho người dân nơi đây mỗi khi bị cô lập.










Các " chòi " trốn lũ, nằm trên đỉnh đồi, phục vụ đắc lực cho người dân nơi đây mỗi khi bị cô lập.






















































Con đường nhỏ dẫn lối lên đỉnh đồi, nơi "căn cứ địa" trốn lũ của bà con nơi đây.










Một số điểm sạt lở nghiêm trọng trên con đường ven núi duy nhất dẫn lối vào thôn Đại Bình sau đợt lũ vừa qua.










Một số điểm sạt lở nghiêm trọng trên con đường ven núi duy nhất dẫn lối vào thôn Đại Bình sau đợt lũ vừa qua.










Nguồn thực phẩm tiêu dùng của người dân nơi đây phụ thuộc vào những chuyến đò chở hàng ngược sông Thu Bồn lên núi của tiểu thương.










Học sinh trường THCS Quế Trung, mỗi khi đến mùa lũ sẽ được đội phòng chống lụt bão của trường giúp đỡ, đưa về nhà.










Học sinh trường THCS Quế Trung, mỗi khi đến mùa lũ sẽ được đội phòng chống lụt bão của trường giúp đỡ, đưa về nhà.






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét