PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

San lấp kênh rạch trái phép làm nhà, Sài Gòn tăng nguy cơ “thành sông“

San lấp kênh rạch trái phép làm nhà, Sài Gòn tăng nguy cơ “thành sông“

Cty Riviera Point lấn chiếm rạch nhưng không xây hồ điều tiết trong dự án theo yêu cầu của chính quyền. Ảnh Thanh Vy



Ngang nhiên san lấp trái phép


Theo hồ sơ báo cáo chuyên đề giao đất, triển khai thực hiện dự án... trên địa bàn Q.7 và H.Bình Chánh, TPHCM thì trong quá trình triển khai dự án Riviera Point (quận 7), chủ đầu tư của dự án là Cty TNHH Riviera Point đã ngang nhiên tiến hành san lấp gần 5.000m2 rạch Cả Cấm để mở đường nhánh N1 nối từ cầu Phú Thuận vào khu căn hộ Riviera Point.


Điều đáng nói là mặc dù dự án khởi công từ đầu năm 2012 và nằm sát bên UBND Q.7, nhưng việc lấp rạch chỉ được phát hiện vào đầu năm 2013 khi Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán chuyên đề giao đất, triển khai thực hiện dự án... trên địa bàn Q.7 và H.Bình Chánh. Cũng trên địa bàn huyện Nhà Bè, rạch TT6 là một nhánh của sông Nhà Bè, rộng chừng 20m.


Con rạch này có chức năng thoát nước cho khu vực dân cư đường Huỳnh Tấn Phát, Đào Tông Nguyên và thoát nước mưa cho khu vực dân cư rộng lớn thuộc thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân. Nhưng con rạch này đã bị hai dự án phát triển nhà ở ngang nhiên san lấp.


Khi triển khai dự án khu dân cư Sài Gòn Mới, CTCP BĐS Sài Gòn Mới (thành viên CTCP Vạn Phát Hưng) đã tự ý san lấp đoạn rạch với diện tích gần 12.000m2 để phân lô bán nền. Bên cạnh đó, Tổng kho Xăng dầu C (trực thuộc Cty xăng dầu khu vực 2) san lấp, xây dựng nhà xưởng. Sự việc chỉ được phát hiện khi người dân phản ánh với chính quyền địa phương về tình trạng ngập nặng mỗi khi trời mưa, mà không rõ nguyên nhân.


Biết sai nhưng không sửa


Năm 2004, UBND TP đã ban hành Quyết định 150/2004/QĐ-UB. Tiếp đến là chỉ thị 09/2010 một lần nữa giao trách nhiệm của UBND quận/huyện là tổ chức rà soát, đảm bảo chỉ giới đường sông, suối, kênh, rạch; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi san lấp, lấn chiếm… nhưng tình trạng vi phạm vẫn tràn lan.


Cuối năm 2013, UBND huyện Nhà Bè ra quyết định xử phạt Cty CP bất động sản Sài Gòn Mới 65 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng của rạch như trước khi vi phạm. Cty không chấp hành. Do DN trên quá trây ỳ, nên UBND thị trấn Nhà Bè phải xin ý kiến UBND huyện về kế hoạch thực hiện cưỡng chế.


Còn tại dự án Riviera Point, mặc dù đã được thành phố cho phép khắc phục sai phạm san lấp bằng việc buộc Cty Riviera Point phải xây hồ điều tiết trong dự án, thế nhưng từ tháng 7.2013 (thời điểm thành phố yêu cầu thực hiện) đến nay công ty vẫn chưa tiến hành xây dựng.


Tại TP.Hồ Chí Minh, hệ thống kênh rạch giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy. Tuy nhiên, theo thống kê của số liệu từ Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (ĐH CN TP.Hồ Chí Minh), trên 30% số kênh, rạch của TP đã bị lấn chiếm và 15% đã bị san lấp hoàn toàn trong những năm qua.



Ngang nhiên “xẻ thịt” trái phép đất công viên làm dự án

Sở Xây dựng TPHCM cho biết, qua kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng của Cty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) trên địa bàn TPHCM, kết quả đã phát hiện hàng loạt dự án đã bị đơn vị này tự ý “xẻ thịt” đất công viên xây dựng trái phép sân tennis, quán càphê, bãi giữ xe ôtô, siêu thị. Đó là dự án khu dân cư An Lạc - Bình Trị Đông, Q.Bình Tân (khu A, B); Dự án khu phố chợ cây Da Sà; Dự án khu tái định cư Bình Hưng (huyện Bình Chánh). Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo cơ quan chức năng cưỡng chế tháo dỡ khôi phục lại đúng quy hoạch được duyệt trước ngày 30.6.2015. Gia Miêu








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Quảng bá cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng trên 3 kênh quốc tế

Quảng bá cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng trên 3 kênh quốc tế

Thành phố đã vận động được hơn 44 tỉ đồng, cao nhất trong các đợt vận động tài trợ DIFC từ năm 2008 đến nay, trong đó 29,1 tỉ đồng tài trợ tiền mặt và 15,3 tỉ đồng tài trợ bằng hiện vật. DIFC 2015 cũng được quảng bá rộng rãi, mạnh mẽ nhất từ trước đến nay với 3 kênh truyền thông quốc tế gồm Star World, BBC World, National Geographic tại khu vực Châu Á; quảng bá trên bản tin du lịch số, E-Newsletter, cổng thông tin du lịch, quầy thông tin tại sân bay Đà Nẵng và trên mạng xã hội.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Trèo rào tắm miễn phí, hỗn loạn công viên nước Hồ Tây

Trèo rào tắm miễn phí, hỗn loạn công viên nước Hồ Tây


© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT

Tổng Biên tập: Trần Duy Phương

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam


Về đầu trang

Liên hệ Tòa soạn

Hàng Bồ: 04-3825 2441 * Tây sơn: 04-3533 0305

Báo Điện tử: 04-3533 5238 * Email: toasoan@laodong.com.vn

Quảng cáo: 04-3923 2694 (Báo in) / 04-3533 5235 (online)

Đường dây nóng: 096 838 3388 . Ban Bạn đọc: 04-3533 5235

Báo Lao Động giữ bản quyền nội dung trên website này. Báo điện tử Lao Động được phát triển bởi ePi Technologies © 2013






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Gặp chủ nhà “dê xồm”, nữ giúp việc bỏ của chạy lấy người

Gặp chủ nhà “dê xồm”, nữ giúp việc bỏ của chạy lấy người

Chị Lê Thị Tư.


Đó là lời tâm sự của chị Lê Thị Tư (32 tuổi, trú tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) trong thời gian đi làm giúp việc cho một gia đình ở Ảrập Saudi.

Lão chủ “dê xồm”


Cũng chỉ vì cuộc sống khó khăn ở quê mà chị Tư phải chấp nhận xa chồng con đi làm nghề giúp việc nơi xứ người với mơ ước cuộc sống sẽ khấm khá hơn. Tuy nhiên, không phải ai đi cũng đều thuận lợi, nhiều phụ nữ phải trải qua những tháng ngày tủi nhục, khó khăn nơi xứ người. Nhất là gặp phải những ông chủ có sẵn trong máu tính “dê xồm”.


Không chỉ đối mặt với bà chủ là người tai quái mà chị Tư còn nhiều phen hú hồn khi phải tiếp xúc với ông chủ có máu dê. Bình thường, nếu có bà chủ nhà và các con ở trong nhà thì ông ta tỏ ra ít nói và không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, khi mọi người đi vắng, chỉ có chị cùng ông chủ ở nhà thì ông ta hiện nguyên hình là con yêu “râu xanh” với những hành động gạ gẫm tình dục.


Chị Tư kể lại: “Có mấy lần, ông chủ bảo tôi bê trà vào phòng ông ấy, khi mang trà đến bàn thì máy tính của ông thường có những hình ảnh, video khiêu dâm và hình như ông ấy cố tình để cho tôi xem”. Những lúc như vậy, chị chỉ biết chạy thật nhanh ra khỏi phòng mà không dám ở lại thêm một phút nào. Chưa dừng lại ở đó, khi chị đang ở phòng bếp làm việc, chỉ có ông chủ ở nhà, ông ta thường hay giả vờ vào hướng dẫn công việc cho chị nhưng là để lợi dụng đụng chạm vào cơ thể chị.


Sau 4 tháng làm việc trong gia đình này, chị Tư không thể chịu đựng được tính “dê xồm” của ông chủ và sự quá quắt của bà chủ nên đã gọi điện cầu cứu công ty môi giới xuất khẩu lao động xin về nước. Sự cố gắng trong 4 tháng trời là do chị đã nhẫn nhục để trả hết chi phí xuất cảnh, để khỏi phải gánh một số tiền nợ lớn trước khi ra đi. Những ngày trước khi về nước, chị vẫn ở gia đình nhà chủ. Đêm tới, mỗi khi đi ngủ, chị chỉ sợ ông chủ sẽ lẻn vào phòng mình làm bậy, nên suốt trong thời gian ở lại, chị chưa có được một giấc ngủ ngon.


Trong những ngày làm việc cuối, ông chủ vẫn chưa chịu buông tha cho chị. Chị Tư kinh hãi kể lại: “Ông ấy ở trên phòng, người trần truồng không mặc gì rồi gọi tôi mang quần áo lên mặc cho ông, tôi sợ quá, lúc ấy chỉ muốn được về nước thật nhanh thôi”.


Sau đó, công ty xuất khẩu lao động đã đấu tranh với gia đình nhà chủ, cuối cùng phần thắng thuộc về lẽ phải. Chị xin về vào chủ nhật thì đến thứ 3 chị đã được công ty cho về nhà. Chủ nhà vẫn trả cho chị đầy đủ 4 tháng lương và lấy từ trong đó 2 tháng lương để mua vé máy bay cho chị. Vậy là trả hết tiền nợ và vé máy bay thì chị chẳng còn lại gì. Kiểm tra lại đồ, chị mới biết, nhà chủ đã thu lại điện thoại, những giấy tờ mà chị ghi số điện thoại hay cách liên lạc với người thân hay những người cần thiết.


Đặt chân xuống sân bay, chị Tư mới hết lo sợ. Chỉ trong 4 tháng, chị giảm mất 3kg, mặt mũi đen sạm, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi những ngày tháng sống bên Ảrập Saudi. Mỗi khi nhớ lại những tháng ngày đó, chị không khỏi rợn người, chỉ cần nhắc đến từ “Ảrập” thôi là chị cũng thấy sợ rồi. Chị bảo: “Chắc tôi chẳng bao giờ dám sang đó lần thứ hai nữa”. Chị Tư còn kể, chính người mẹ của chị cũng đi làm ôsin cho một gia đình bên đó, nhiều lần bị nhà chủ hành hạ, nhiều lần bị đánh, thậm chí bị chủ nhà bóp cổ.


“Mẹ tôi gọi điện về kể mà tôi thấy đau xót quá. Sau đó, gia đình đã báo cáo với công ty môi giới cùng chính quyền địa phương để can thiệp thì tình trạng của mẹ tôi mới đỡ hơn và đến nay, bà vẫn tiếp tục làm giúp việc trong gia đình đó”, chị Tư chua xót kể.


Cực nhọc nghề giúp việc


Chị Tư cho biết, giúp việc ở Ảrập phải nhẫn nhục nhiều lắm, có người được ăn một bữa, bữa khác thì chỉ được ăn bánh mì, nhà nào ác quá có lúc còn chẳng cho ăn. Thời tiết nắng nóng, khí hậu khác xa Việt Nam, ai không chịu được còn lăn đùng ra ngất xỉu. Có người bạn của chị phải làm việc 16 tiếng một ngày, thậm chí 3-4h sáng chưa xong việc thì phải làm cho đến khi nào xong thì thôi”. Nhà nào có đông họ hàng, người giúp việc cũng phải đi đến hầu hạ những người đó, tiệc tùng tổ chức liên miên mà chỉ có một mình làm.


Trước đây, nếu muốn xuất khẩu sang Ảrập làm giúp việc gia đình, mỗi phụ nữ phải mất một khoản tiền khoảng trên 15 triệu đồng, bao gồm chi phí hồ sơ, học tiếng, xuất cảnh và nhiều loại chi phí khác. Người lao động ở nông thôn muốn có một số tiền lớn như vậy phải vay ngân hàng, thậm chí là vay nóng để có tiền đặt cọc cho người môi giới. Hợp đồng thường có thời hạn 3 năm và rất khó để xin về. Tuy nhiên, hiện nay, xuất khẩu lao động dễ dàng hơn nhiều khi người lao động không cần tốn một đồng tiền nào. Công ty môi giới sẽ ứng tiền lo thủ tục cho người lao động, sau đó trừ vào tiền lương. Vì có thể xuất cảnh một cách dễ dàng như thế, nhiều phụ nữ đã lựa chọn đi làm giúp việc với hy vọng cuộc sống khấm khá hơn.


Công việc chính của người giúp việc là nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và trông giữ trẻ. Những việc ấy, chị Tư thấy rất bình thường, vì ở nhà chị còn làm những công việc nặng nhọc hơn như lên đồi, lên rẫy. Sau khi học tiếng xong được một thời gian, chị bay sang Ảrập. Gia đình nhà chủ có 6 thành viên, công việc hằng ngày là nấu ăn, dọn dẹp và tất cả những công việc mà một người giúp việc phải làm, hợp đồng làm việc là 2 năm. Tiền lương chủ trả cho chị lúc ấy là 1.300 SAR (tương đương 7,4 triệu đồng/tháng).


Những ngày đầu mới sang, chị thấy công việc cũng bình thường, nhà chủ cho ăn uống tự nhiên, họ không quá để ý đến việc chị ăn gì hay số lượng ăn bao nhiêu. Trước thời gian chị sang, gia đình này đã từng có nhiều người giúp việc, trong đó cũng có một người Việt Nam đến ở nhưng không chịu được nên đã bỏ về. Một thời gian dài không có người ở nên công việc bề bộn, nhà cửa nhiều bụi bặm, chị lau dọn và sắp xếp lại phòng ốc đâu vào đấy. Tuy nhiên, sau một thời gian làm, bà chủ thường hay chửi mắng. Chị Tư kể: “Có lần, bà chủ sai tôi lau nhà, bà đưa ra một cây chổi và một xô nước, sau đó bà ta không nói không rằng mà hắt thẳng xô nước vào người tôi. Dù phải nhẫn nhục trước bà chủ, nhưng việc ông chủ có máu “dê xồm” khiến tôi không thể chịu đựng thêm được, đành phải bỏ của chạy lấy người”.


Có thể nhận thấy, nhiều năm nay, rất nhiều phụ nữ nông thôn đã chấp nhận rủi ro đi lao động nước ngoài, nhất là đi làm giúp việc gia đình, với hy vọng thay đổi cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được nhận vào những gia đình tử tế. Nhiều phụ nữ phải chịu cảnh bạo lực, thậm chí là quấy rối tình dục… Công việc của họ dù không vất vả nhưng tiểm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Những trường hợp như vậy, người lao động nên tìm đến các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương hoặc các công ty môi giới lao động đã đưa mình đi để nhờ can thiệp.


* Tên nhân vật đã được thay đổi.



xem thêm




  • Đau khổ nhìn chồng ngoại tình với... osin




  • Kỳ lạ “chợ tình osin” giữa Sài Gòn




  • Chờ “ôsin”... lên phố




  • Chuyện tình người của những ôsin ở bệnh viện










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

“Dự án công viên Sài Gòn 11 năm hoang hóa”: Nỗi cơ cực tận cùng của người dân

“Dự án công viên Sài Gòn 11 năm hoang hóa”: Nỗi cơ cực tận cùng của người dân

Ngôi nhà của gia đình ông Sơn te tua đến khó tả! Ảnh: PHÙNG BẮC


Cuộc sống bế tắc

Từ đơn kêu cứu của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Công viên Sài Gòn, phóng viên Báo Lao Động & Đời sống đã tìm về xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TPHCM để xác thực chuyện cảnh đời người dân nơi đây kêu cứu. Bà Nguyễn Thị Nang (71 tuổi, ngụ ấp Phú Thuận, xã Phú Mỹ Hưng) trần tình: “Tôi có chồng là liệt sĩ, con trai làm công nhân. Năm 2004, huyện thu hồi đất 3.000m2, đến nay chờ mãi mà không thấy tái định cư. Tuổi già, tôi vẫn phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày. Mong các cấp giải quyết cho hoàn cảnh của tôi…”.


Ông Trần Văn Trai (SN 1957, ngụ ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, là bộ đội phục viên) bức xúc: “Gia đình tôi bị thu hồi 7.118m2, hàng chục năm khiếu nại, UBND huyện vẫn không giải quyết theo các quy định của pháp luật. Gia đình rơi vào hoản cảnh khó khăn, đất sản xuất bị thu hồi để hoang hóa, trong khi người dân không có đất sản xuất”.


Hoàn cảnh của gia đình bà Lê Thị Cuộn (78 tuổi, ngụ ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây) cũng nằm trong số hàng trăm gia đình trông chờ chính sách bồi thường đúng với giá Nhà nước quy định, chờ tái định cư để ổn định cuộc sống. Ông Phùng Văn Tầng (SN 1968, con trai bà Cuộn) bày tỏ: “Gia đình vẫn trông chờ tái định cư, vậy mà 11 năm qua chẳng thấy. Cuộc sống rất khó khăn, vì không ổn định nơi ở, rất mong các cơ quan cấp thành phố xem xét để gia đình tôi cũng như hàng trăm gia đình khác nơi đây ổn định cuộc sống”.


Tìm đến những hộ gia đình bị ảnh hưởng dự án Công viên Sài Gòn, những người bị thu hồi đất, không được tái định cư hàng chục năm qua đều tỏ ra bức xúc và trăn trở.


Bà Bùi Thị Nam Cường (SN 1952) trình bày: “Gia đình tôi bị giải tỏa trắng 16.719m2, là đất trồng cây ăn trái, nhưng UBND huyện Củ Chi cố tình không áp giá theo phê duyệt của UBND TPHCM là 150.000 đồng/m2, tôi đi khiếu nại nhiều lần, hơn 10 năm qua gia đình vẫn chờ tái định cư, còn tiền tạm cư theo quy định đến nay cũng chưa nhận một đồng nào. Kỳ lạ hơn, đất của gia đình tôi nằm ngay mặt tiền đường nhựa Nguyễn Thị Rành, vậy mà UBND huyện Củ Chi vẫn không giải quyết giá đất bồi thường như quy định phê duyệt của UBND TPHCM, mà áp giá quá thấp - 75.000 đồng/m2”.


Đó còn là chuyện bức xúc của gia đình ông Đoàn Văn Ây (SN 1954, ngụ ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây), gia đình ông Mai Tấn Hùng (SN 1944, ngụ ấp Phú Thuận, xã Phú Mỹ Hưng)… hàng chục năm đi gõ cửa khắp nơi vẫn chưa tìm thấy công bằng, công lý, hoàn cảnh gia đình càng khó khăn trăm bề, dẫn vào lối bế tắc…


Dưới những mái nhà rách nát


Những ngôi nhà te tua rách nát, những tưởng chỉ còn lại trong trí tưởng tượng hoặc ghi lại trong những bức ảnh từ thời xa xưa song vẫn đang hiện diện tại nơi đây. Đến nhà ông Nguyễn Văn Sơn (SN 1955, ngụ ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TPHCM) mới thấy hoàn cảnh thật thương tâm - hậu quả của dự án hoang hóa. Ông Sơn tham gia hoạt động cách mạng từ nhỏ, gia nhập lực lượng biệt động Sài Gòn nổi tiếng trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Ông bị thương và được cấp giấy chứng nhận thương binh loại 3, thương tật 41%.


Đến gặp ông Sơn, chúng tôi chứng kiến cảnh ngôi nhà của vợ chồng ông ngày càng rách nát, xuống cấp trầm trọng. Xung quanh ngôi nhà nát như tương là những túp lều che chắn tạm bợ - nơi những đứa con ông lập gia đình ra ở riêng. Nơi ở riêng của những đứa con ông Sơn thảm thương đến khó tả, bởi toàn bộ đất của gia đình ông Sơn đều nằm trong dự án Công viên Sài Gòn, đến nay gia đình vẫn chưa nhận một đồng bồi thường giải tỏa, chưa nhận một đồng trợ cấp tái định cư… Cuộc sống làm thuê, làm mướn của gia đình ông ngày càng rơi vào túng khó trầm trọng.


Nhìn ngôi nhà xuống cấp có thể đổ ập bất cứ lúc nào, ông Sơn rơi nước mắt: “Không biết ngôi nhà này có chịu nổi cơn gió mùa mưa năm nay sắp tới hay không nữa. Nhưng gia đình tôi chẳng biết đi đâu, khi dự án cứ để đó. Gia đình tôi với hàng chục đứa con cháu, tá túc trong những mái nhà rách nát đang chờ dự án bồi thường để có một mái nhà đàng hoàng hơn, chắc chắn hơn cho con cháu chui ra chui vào, chứ mỗi đêm ngủ, cứ sợ nó đổ xuống đè chết người…”.



Tin bài liên quan




  • Dự án Công viên Sài Gòn tầm cỡ Đông Nam Á 11 năm hoang hóa




  • “Dự án Công viên Sài Gòn tầm cỡ Đông Nam Á”: Thu hồi các quyết định bồi thường cho dân










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Quảng Nam lên tiếng trước thông tin dưa hấu địa phương còn ùn ứ tại cửa khẩu

Quảng Nam lên tiếng trước thông tin dưa hấu địa phương còn ùn ứ tại cửa khẩu

Hàng trăm hec ta dưa hấu của người dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bị thối lũn trong đợt lũ vừa qua. Ảnh: Nhiệt Băng



Theo Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh trong thực tế đến thời điểm này không còn dưa hấu thu hoạch để bán trên thị trường. Cụ thể, vùng dưa hấu ở cánh Bắc đã thu hoạch xong và có một phần bị hư hỏng do đợt mưa vừa qua còn vùng dưa cánh Nam quả còn nhỏ nên chưa đến kỳ thu hoạch.


Do vậy thông tin dưa hấu đến thời điểm này không bán được, bị ùn tắc ở cửa khẩu, bán với giá thấp và được bày bán ở một số nơi là không phải dưa hấu được trồng ở Quảng Nam.


Theo Sở NNPTNT Quảng Nam, vụ Đông Xuân hằng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trồng khoảng 850 ha dưa hấu, được chia làm 2 vùng chính.


Vùng dưa cánh Bắc khoảng 300 ha (chủ yếu là dưa bãi ven sông của các huyện Đại Lộc, Điện Bàn và Duy Xuyên) có thời vụ thu hoạch vào cuối tháng 3.


Vùng dưa cánh Nam khoảng 550 ha (chủ yếu là dưa ruộng ở huyện Phú Ninh) thu hoạch vào cuối tháng 4 đến giữa đầu tháng 5.


Trao đổi với PV Lao Động, anh Trần Hữu Như Anh (quê huyện Điện Bàn, thuộc CLB Đội cháo từ thiện Quảng Nam) - người đầu tiên khởi xướng mua chiến dịch mua dưa hấu từ thiện giúp người dân tỉnh Quảng Nam trong đợt lũ vừa qua - cho biết: “Chiến dịch mua dưa hấu từ thiện của chúng tôi bắt đầu từ ngày 29.3 và kết thúc sau 2 tuần. Chúng tôi đã bán hết 282 tấn dưa hấu, thu về hơn 840 triệu đồng trao cho bà con hôm 12.4. Vì vậy, không có chuyện còn dưa hấu của Quảng Nam còn tồn đọng tại cửa khẩu và bán với giá rẻ. Hơn nữa, dưa hấu Quảng Nam các bạn tình nguyện chỉ tiêu thụ trong nước chứ không có chuyện xuất qua cửa khẩu”.


Việc các nhóm công tác xã hội hỗ trợ bán dưa hấu giúp người dân là việc làm nhân văn, rất đáng hoan nghênh, ghi nhận. Tuy nhiên, không ít kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa bán dưa từ thiện này để làm việc xấu, gây ảnh hướng xấu đến uy tín của họ.


Clip người trồng dưa hấu huyện Đại Lộc (Quảng Nam) bị thiệt hại nặng trong đợt lũ vừa qua:

Tin bài liên quan




  • Hơn chục thương lái Trung Quốc chi phối dưa hấu Việt Nam




  • Quảng Ngãi: Hợp sức “giải cứu” hàng chục tấn dưa hấu trong đêm




  • Thương lái móc nối ép giá dưa hấu của nông dân vùng ngập lụt




  • “Hiệp sĩ” giải cứu dưa hấu Ngô Anh Tuấn: “Tôi sẽ ăn ngủ cùng dân đến khi nào bán hết”




  • Ghi hình giải cứu dưa hấu “râu ông nọ cắm cằm bà kia“




  • Giao lưu trực tuyến: “Hiệp sĩ” giải cứu dưa hấu Quảng Nam




  • Người trồng dưa hấu đang “tự bơi”




  • Bán 282 tấn dưa hấu, thu về 840 triệu đồng cho người dân vùng lũ










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

“Sẽ mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện!”

“Sẽ mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện!”

Công nhân lao động tại các công trình cao tầng tại đường Lê Văn Lương kéo dài không có bảo hộ lao động. Ảnh: Hải Nguyễn


Bất cập của VN là 20 năm chưa cập nhật danh mục ngành nghề, thông tin đáng giật mình. Đối với gợi ý này, theo ông nên đưa vào luật như thế nào cho phù hợp?

- Thực ra trước đây, Bộ luật LĐ đã quy định, hàng năm Chính phủ xem xét đánh giá tổng kết, khảo sát để xác định ngành nghề có nguy cơ tai nạn cao, từ đó bổ sung vào danh mục các ngành nghề nguy hiểm. Nhưng do điều kiện y học nước ta hạn chế, một số ngành nghề chưa tiến kịp với y học quốc tế nên chưa có căn cứ để xác định. Các nghề công nhận là nặng nhọc, độc hại đều là tiếp cận từ công bố của quốc tế. Chúng tôi tiếp thu những đóng góp này để thấy rằng ngành nghề nào, công việc nào có nguy cơ tai nạn cao thì bổ sung vào các nội dung của dự luật nhằm hoàn thiện hóa dự luật này.


Danh sách cụ thể các ngành nghề nặng nhọc độc hại có tác dụng lớn thế nào đối với NLĐ, thưa ông?


- Nếu bổ sung đầy đủ danh sách các ngành nghề, danh mục này sẽ rất có lợi cho NLĐ như được ưu đãi về thời gian, ưu đãi về chính sách, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người làm công việc nặng nhọc độc hại. Tiền lương hưu được đảm bảo hơn, đồng thời khắc phục rủi ro của NLĐ bị tác động bởi yếu tố bệnh nghề nghiệp.


Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn LĐ ở khu vực không có quan hệ gia đình có được ưu tiên thực thi trong thời gian tới không?


- Luật sẽ có những quy định bổ sung đối tượng này, trong đó làm sao mà tư vấn, vận động NLĐ để họ không bị rơi vào tình cảnh tai nạn lao động nguy hiểm hoặc có chính sách quan trọng là bất kỳ NLĐ nào ở khu vực không có quan hệ LĐ có nguy cơ tai nạn LĐ cao thì phải được huấn luyện, cấp chứng chỉ. Nếu chủ sở hữu LĐ không thực hiện điều này là vi phạm pháp luật. Vụ việc 13 LĐ tử vong ở khu công nghiệp Formosa là một bài học, có những LĐ vừa vào làm việc chưa đầy 2 ngày thì làm sao được huấn luyện kỹ thuật an toàn khi làm nơi có nguy cơ cao. Cả nước hiện có đến 24 triệu LĐ khu vực nông nghiệp, 13 triệu khu vực phi kết cấu. Vì thế nhất thiết phải mở chính sách để họ tham gia bảo hiểm tai nạn LĐ tự nguyện.


Một thực tế hiện nay là việc huấn luyện ATVSLĐ chưa đạt chất lượng khi giao cho các trung tâm. DN nếu vào cuộc với công tác tư vấn, huấn luyện, theo ông có khả thi hay không?


- Huấn luyện ATVSLĐ là trách nhiệm của chủ sở hữu LĐ. Với công việc nguy cơ tai nạn cao, dễ mắc bệnh nghề nghiệp hoặc môi trường không đảm bảo thì chủ sử dụng LĐ phải thuê chuyên gia hoặc nhờ sự giúp đỡ của cơ quan nhà nước. Bản thân chủ sử dụng LĐ huấn luyện thì sẽ cấp cho NLĐ thẻ an toàn. Nếu thanh tra LĐ mà NLĐ ko có thẻ an toàn thì NLĐ không đủ tiêu chuẩn làm việc, trách nhiệm thuộc về người sử dụng LĐ. Các trung tâm huấn luyện của DN hoàn toàn có quyền thành lập khi đủ các điều kiện, được kinh doanh nếu có chuyên môn, kỹ năng, có thu phí và chịu trách nhiệm trước người sử dụng LĐ để làm công việc này.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Dự báo thời tiết 19.4: Nắng nóng lan rộng toàn miền Bắc

Dự báo thời tiết 19.4: Nắng nóng lan rộng toàn miền Bắc
Do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam nên ngày hôm qua (18.4) nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến khoảng 36 – 39 độ, có nơi trên 39 độ như Mai Châu (Hòa Bình) 39.6 độ, Tương Dương (Nghệ An) 40.5 độ, Con Cuông (Nghệ An) 39.4 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 39.3 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 39.1 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 40.2 độ, …

Ngày hôm nay (19.4), nắng nóng diện rộng sẽ tiếp tục xảy ra ở những khu vực trên và mở rộng ra khu vực phía Đông Bắc Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 37 độ; Phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36 – 39 độ, có nơi trên 40 độ.


Đến ngày 20.4, nắng nóng giảm nhanh chỉ còn ở khu vực Tây Bắc Bộ. Hà Nội giảm nhiệt xuống mức 31 - 34 độ.


Trong những ngày cuối tuần, thời tiết Nam Bộ chủ yếu đêm không mưa, ngày nắng mạnh, riêng khu vực miền Đông có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất vào buổi trưa có nơi đạt ngưỡng 35-37 độ. Với thời tiết nắng và oi bức, người dân cần chú ý giữ sức khỏe và nâng cao cảnh giác với cháy nổ.


Riêng chiều tối một vài nơi có mưa rào và dông.


Dự báo thời tiết trên cả nước 10 ngày tới:


Phía Tây Bắc Bộ


Từ ngày 19 đến ngày 20, mây thay đổi, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.


Từ ngày 21 đến ngày 24, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông trong ngày 21 và ngày 24; những ngày khác có mưa rào và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh.


Từ ngày 25 đến ngày 27, đêm và sáng nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.


Phía Đông Bắc Bộ


Từ ngày 19 đến ngày 20, mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng; riêng ngày 18 và ngày 19, có nơi nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2, cấp 3.


Từ ngày 21 đến ngày 24, nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông trong ngày 21 và ngày 24; những ngày khác có mưa rào và rải rác có dông, vùng núi cần đề phòng tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh trong cơn dông. Gió đông bắc đến đông cấp 2, cấp 3.


Từ ngày 25 đến ngày 27, đêm và sáng nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2, cấp 3.


Các Tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế


Từ ngày 19 đến ngày 20, mây thay đổi, phổ biến không mưa, ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam đến tây nam cấp 2, cấp 3.


Từ ngày 21 đến ngày 27, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng thời kỳ từ ngày 22 đến ngày 24, phía bắc có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ.


Các Tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận


Từ ngày 19 đến ngày 20, mây thay đổi, ngày nắng, phía bắc có nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ.


Ngày 21 đến ngày 27, mây thay đổi, có mưa vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2, cấp 3.


Tây Nguyên


Từ ngày 19 đến ngày 20, mây thay đổi, phổ biến không mưa, ngày nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2, cấp 3.


Từ ngày 21 đến ngày 27, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc đến đông cấp 2, cấp 3.


Nam Bộ


Từ ngày 19 đến ngày 20, mây thay đổi, phổ biến không mưa, ngày nắng, miền Đông có nơi nắng nóng. Gió đông đến đông nam cấp 2, cấp 3 .


Từ ngày 21 đến ngày 27, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2, cấp 3.



Tin bài liên quan




  • Dự báo thời tiết 18.4: Hà Nội nắng nóng trong hai ngày cuối tuần




  • Dự báo thời tiết 17.4: Miền Bắc tiếp tục vào đợt nắng nóng




  • Dự báo thời tiết 16.4: Hà Nội bắt đầu nắng cục bộ




  • Dự báo thời tiết 15.4: Miền Bắc tiếp tục kiểu thời tiết ban ngày nắng hanh, đêm se lạnh










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chùm ảnh hiện trường cửa hàng hóa chất bùng cháy dữ dội

Chùm ảnh hiện trường cửa hàng hóa chất bùng cháy dữ dội


© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT

Tổng Biên tập: Trần Duy Phương

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam


Về đầu trang

Liên hệ Tòa soạn

Hàng Bồ: 04-3825 2441 * Tây sơn: 04-3533 0305

Báo Điện tử: 04-3533 5238 * Email: toasoan@laodong.com.vn

Quảng cáo: 04-3923 2694 (Báo in) / 04-3533 5235 (online)

Đường dây nóng: 096 838 3388 . Ban Bạn đọc: 04-3533 5235

Báo Lao Động giữ bản quyền nội dung trên website này. Báo điện tử Lao Động được phát triển bởi ePi Technologies © 2013






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Phụ huynh cùng trẻ nhỏ hồ hởi tham gia ngày hội Trái Đất Xanh

Phụ huynh cùng trẻ nhỏ hồ hởi tham gia ngày hội Trái Đất Xanh


© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT

Tổng Biên tập: Trần Duy Phương

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam


Về đầu trang

Liên hệ Tòa soạn

Hàng Bồ: 04-3825 2441 * Tây sơn: 04-3533 0305

Báo Điện tử: 04-3533 5238 * Email: toasoan@laodong.com.vn

Quảng cáo: 04-3923 2694 (Báo in) / 04-3533 5235 (online)

Đường dây nóng: 096 838 3388 . Ban Bạn đọc: 04-3533 5235

Báo Lao Động giữ bản quyền nội dung trên website này. Báo điện tử Lao Động được phát triển bởi ePi Technologies © 2013






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Xuất khẩu lao động trở thành kẻ ăn xin

Xuất khẩu lao động trở thành kẻ ăn xin

Ngày 14.1.2015, anh Nguyễn Tuấn Nam (SN 1976, trú xã Hoằng Quang, Thanh Hóa) và Nguyễn Đình Xuân (SN 1982, trú phường Tào Xuyên, TP.Thanh Hoá) đã ký HĐ với Cty VIHATICO đại diện là TGĐ Lưu Quang Bình, để sang Doha, Qatar làm nghề xây dựng; trong hợp đồng giữa hai bên có nêu công việc chính của 2 người là lái máy; bên sử dụng LĐ là Cty United Construction Est (Doha, Qatar). Ngày 19.1, hai anh chính thức xuất cảnh để sang xứ người làm việc với mức lương 2.000 QR (tương đương 500USD). Những ngày đầu đặt chân tới quốc gia nằm ở khu vực Trung Đông này, anh Xuân và anh Nam được bố trí công việc theo cam kết. Nhưng, sau khi làm việc được khoảng một tháng, bất ngờ, ngày 24.2.2015, bên sử dụng LĐ thông báo cho cả hai người nghỉ việc, nhưng không được thông báo vì lý do gì (!?).


Trước tình cảnh trên, anh Xuân, anh Nam gọi điện về báo cáo tình hình với chi nhánh của VIHATICO. Anh Nguyễn Đình Xuân điện thoại từ Qatar về phản ánh với phóng viên Báo Lao Động: “Ông Nguyễn Bảo Hưng - Trưởng phòng Tổng hợp chi nhánh Cty VIHATICO - trả lời với chúng tôi là do tay nghề còn non nên phía đơn vị sử dụng bên Qatar sẽ tổ chức sát hạch lại. Chúng tôi đợi mãi vẫn không thấy ai tổ chức kiểm tra tay nghề. Lúc này, phía VIHATICO lại viện lý do rằng hai anh em tôi không biết tiếng Qatar. Điều này là hết sức vô lý, bởi trước khi VIHATICO tuyển người để đưa đi XNLĐ, họ đã cho chúng tôi học tiếng Anh và mấy câu chào hỏi bằng tiếng Qatar - lỗi này nếu có thì phía Cty VIHATICO phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Còn nói về tay nghề nếu chúng tôi không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển người bên Qatar thì tại sao Cty Việt Hà lại thu của chúng tôi hơn 40 triệu đồng để đưa sang Qatar làm gì (!?)”.


NLĐ vật vờ bên xứ người!


Cũng theo phản ánh của NLĐ, cả hai đang sống vật vờ bên Qatar suốt hơn một tháng qua. Sau nhiều lần liên hệ với Cty Việt Hà không có kết quả, NLĐ đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar cầu cứu thì mới biết, Cty Việt Hà đã không báo cáo danh sách của hai anh lên đại sứ quán để quản lý và theo dõi, hỗ trợ. Anh Xuân cho biết thêm: “Suốt hơn một tháng qua chúng tôi không có nơi trú ngụ trên đất nước Qatar. Hằng ngày, anh em tôi phải đi bộ đến các công trường có người Việt Nam làm việc xin ăn từng bữa. Trong khi đó, phía VIHATICO lại thoái thác trách nhiệm, bỏ mặc NLĐ do họ đưa đi, để rồi phải “ăn mày” trên đất khách. Đại diện của VIHATICO còn đưa ra yêu cầu vô lý, buộc gia đình phải gửi tiền sang mới mua vé máy bay đưa tôi và anh Nam về. Lỗi để xảy ra tình trạng anh em tôi thất nghiệp là do Cty Việt Hà, vậy tại sao họ có thể hành xử vô cảm như vậy?”.


Hoàn cảnh của gia đình anh Nam và anh Xuân đều thuộc diện rất khó khăn. Hai người vợ nuôi bốn đứa trẻ từ nguồn thu nhập của gánh hàng rong bán ở chợ quê. Họ đang rơi vào cảnh cùng quẫn và bế tắc trước tình cảnh người chồng đang sống trong điều kiện không được pháp luật nước sở tại bảo vệ, không có việc làm và cũng không biết phải làm cách nào để đưa hai người thân về nước. Chị Lê Thị Huyền (vợ anh Nguyễn Đình Xuân) bức xúc: “Lỗi để xảy ra tình trạng chồng tôi và anh Nguyễn Tuấn Nam không có việc làm thuộc về phía Cty VIHATICO. Họ phải có trách nhiệm đưa người thân của chúng tôi về nước trong thời gian sớm nhất và hoàn trả toàn bộ các khoản kinh phí mà các gia đình đã phải vay lãi, nộp cho chi nhánh Cty VIHATICO, theo đúng quy định của pháp luật”.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ tàu cá Bình Định bị đâm chìm ngoài khơi Bà Rịa – Vũng Tàu: 11 ngư dân gặp nạn đã về tới đất liền an toànr

Vụ tàu cá Bình Định bị đâm chìm ngoài khơi Bà Rịa – Vũng Tàu: 11 ngư dân gặp nạn đã về tới đất liền an toànr

Ngay sau đó, cơ quan chức năng ở Tiền Giang đã làm thủ tục bàn giao và hỗ trợ kinh phí cho các ngư dân về quê. Hiện các thành viên tàu cá đang trên đường từ TP Mỹ Tho về Bình Định.


Trước đó, vào lúc 13 giờ ngày 15.4, tàu BĐ 96427 - TS do ông Trương Quang Khánh (trú xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng đang hành nghề vây rút chì tại vị trí có tọa độ 06-49N 106-00E, cách Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 112 hải lý về phía Nam Tây Nam thì bị tàu (chưa rõ số hiệu) đâm chìm. Lúc gặp nạn, trên tàu có 11 ngư dân.

Sau khi nhận được thông tin, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam đã điều tàu SAR 413 đi tìm kiếm cứu nạn. Lúc 22 giờ 5 phút ngày 15.4, tàu SAR 413 xuất phát đi cứu nạn. Tuy nhiên, khi tàu SAR 413 đang trên đường ra, 11 thuyền viên tàu BĐ 96427 - TS đã được tàu Nhân Nghĩa (thu mua hải sản), thuộc TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) cứu vớt, đưa về đất liền.

* Trong diễn biến khác, tàu cá BĐ 91048 - TS của ông Phan Thanh Hạ (trú phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) bị phá nước và chìm vào lúc 4 giờ ngày 16.4 ở vùng biển tỉnh Bình Định, cách Mũi Rồng thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ 14 hải lý về hướng Đông Bắc. Thời điểm tàu gặp nạn, tàu có 8 ngư dân. Đến ngày 17.4, tàu này đã được tàu BĐ 91282 - TS của ông Phạm Vũ trú cùng địa phương cứu vớt, đưa vào bờ an toàn.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Đắc Lắc: Xe khách đâm xe tải, 2 người chết, 16 người bị thương

Đắc Lắc: Xe khách đâm xe tải, 2 người chết, 16 người bị thương

Khoảng 4 giờ sáng nay (18.4), xe khách BKS 51B-150.53 của nhà xe Việt Tân Phát (TPHCM) do tài xế Nguyễn Văn Nghiêm (trú tại phường Trà Bá, TP Pleiku, Gia Lai) điều khiển từ TPHCM đi Gia Lai. Đến Km 651+500 QL 14 (đoạn qua thôn Ea Plây, xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắc Lắc) đã đâm trực diện vào đuôi xe tải mang BKS 47C-018.17 chở gạch bị hỏng lốp đang nằm bên phải hướng lưu thông.


Cú đâm đã đẩy xe tải 47C-018.17 lao về phía trước, tông tiếp vào đuôi xe tải 48C-000.88 cũng đang dừng đỗ phía trước. Hậu quả là tài xế xe khách Nguyễn Văn Nghiêm và phụ xe Nguyễn Hữu Huy (trú TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) tử vong tại chỗ, 14 hành khách bị thương, 2 tài xế trên xe tải cũng bị thương.


Hiện trường vụ tai nạn cho thấy toàn bộ phần trước của xe khách bị hư hỏng hoàn toàn, xe tải 47C-018.17 hư hỏng phần đuôi và phần đầu cabin, xe tải 48C-000.88 hư hỏng nhẹ.


Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng CSGT Công an huyện Krông Búk và Trạm CSGT Krông Búk - Phòng CSGT Công an tỉnh Đắc Lắc – và hàng chục y, bác sỹ BVĐK thị xã Buôn Hồ đã có mặt tại để cấp cứu các nạn nhân.


Bác sỹ Trần Đức Dũng - Trưởng khoa Ngoại chấn thương, BVĐK thị xã Buôn Hồ - cho biết, trong 14 nạn nhân nhập viện, có 4 người bị thương rất nặng, gồm 3 người được chuyển lên BVĐKT tỉnh Đắc Lắc và 1 người chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Đến trưa nay, có 2 bệnh nhân bị thương nhẹ xin xuất viện.


Về phía chính quyền địa phương, lãnh đạo UBND huyện Krông Búk đã có mặt kịp thời để chỉ đạo công tác cứu hộ, hỗ trợ 5 triệu đồng/người chết và 2 triệu đồng/người bị thương. Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do tài xế xe khách điều khiển xe chạy nhanh, không làm chủ tốc độ. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc tiếp tục điều tra, làm rõ.


9 nạn nhân đang điều trị tại BVĐK thị xã Buôn Hồ:


1. Đỗ Thị Kim Mai (SN 1931, trú huyện Chư Păh, Gia Lai).

2. Nguyễn Văn Tư (SN1955), trú Chư Păh, Gia Lai).

3. Võ Thị Thủy (SN 1994, trú TP. Plei Ku, Gia Lai).

4. Phạm Trọng Việt (SN 1971, trú quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh).

5. Phạm Viết Công (1993, trú Đạ Tẻh, Lâm Đồng).

6. Nguyễn Văn Tuấn (1983, trú quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh).

7. Võ Minh Thìn (SN 1988, trú Hà Tĩnh).

8. Đoàn Năng Dũng (SN 1978, trú TP. Plei Ku, Gia Lai).

9. Võ Minh Vương (1963, trú TP. Plei Ku, Gia Lai).


4 nạn nhân chuyển lên BV tuyến trên:
1. Lê Thị Thu Hương (SN 1956, trú TP. Plei Ku, Gia Lai).

2. Nguyễn Thị Diệp (SN 1988, chưa xác định nơi ở).

3. Lê Thị Ngọc Yến (SN 1984, trú TP. Plei Ku, Gia Lai).

4. Hồ Nữ Khánh Toàn (SN 1992, trú huyện Đắk Đoa, Gia Lai).


Một số hình ảnh về vụ tai nạn:











2 chiếc xe tải đang dừng đỗ bị đâm mạnh từ phía sau












Cấp cứu nạn nhân tại hiện trường.












Các nạn nhân được điều trị tại BVĐK thị xã Buôn Hồ.






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

4 chuyến tàu biển cùng hơn 5.200 du khách quốc tế đến vịnh Nha Trang trong 1 ngày

4 chuyến tàu biển cùng hơn 5.200 du khách quốc tế đến vịnh Nha Trang trong 1 ngày

Khách du lịch tận hưởng cảm giá thư thái trên bãi biển Nha Trang



Hơn 5.200 du khách đến từ các nước Đức, Anh, Mỹ, Australia, Canada, Singapore, Nhật Bản … đã làm thủ tục lên bờ tham quan thành phố biển Nha Trang.. Các đơn vị lữ hành đã phối hợp với nhiều DN cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch tại địa phương, tổ chức đón và phục khách chu đáo.


Hầu hết khách đăng ký tour 4 đảo, tour khám phá Sông Cái và làng quê ngoại ô Nha Trang, thăm nhà trẻ, trạm y tế các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc. Những điểm đến thu hút đông khách du lịch tàu biển là Viện hải dương học Nha Trang, Tháp Bà Pornaga, Chợ Đầm, chùa Long Sơn, nhà thờ Đá tour 4 đảo; tour Sông Cái- đồng quê; thăm nhà trẻ, trạm y tế xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Ngọc...


Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Nha Trang-Khánh Hòa đã đón 17 chuyến tàu du lịch biển. Theo kế hoạch, năm 2015, sẽ có 49 chuyến tàu du lịch biển cập cảng Nha Trang, tăng 44 % so với năm 2014.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Tuyển sinh lớp 6: Các lò luyện IQ, EQ được mùa

Tuyển sinh lớp 6: Các lò luyện IQ, EQ được mùa

Đổ xô đi tìm lò luyện thi


Tại Trung tâm gia sư ĐH S.P (TPHCM), người hướng dẫn đăng ký luyện thi giới thiệu: “Từ ngày 10.5 trung tâm sẽ bắt đầu mở các lớp ôn tập tăng cường tiếng Anh vào chuyên Trần Đại Nghĩa với mức giá 1,6 triệu/tháng/học sinh nhưng hiện tại trung tâm đã đủ học sinh, không nhận thêm nữa vì đã quá tải”. Tuy nhiên, người hướng dẫn này cũng đã gợi mở thêm cho những phụ huynh muốn con mình được ôn luyện tiếng Anh tốt bằng cách thuê gia sư của trung tâm dạy tận nhà với mức giá rất cao: “2,2 triệu đồng/tháng, tuần 2 buổi và 3,3 triệu đồng/tháng, tuần 3 buổi”. Thắc mắc về việc giá cả gia sư đột ngột bị đẩy lên cao như trên thì phụ huynh nhận được câu trả lời: “Tất cả các kỳ thi từ lớp 5 đến THPT quốc gia đều thi môn tiếng Anh dẫn đến tình trạng khan hiếm giáo viên tiếng Anh nên giá lên là điều đương nhiên”.


Một trung tâm luyện thi khác có tiếng “mát tay” vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa ở đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1 đang nhận được sự quan tâm lớn từ phụ huynh. Tại văn phòng tư vấn của trung tâm, phụ huynh được giới thiệu rõ ràng: “Từ ngày 11.5 các lớp tiếng Anh mới bắt đầu ôn luyện và kết thúc trước ngày thi vào chuyên Trần Đại Nghĩa, giá tiền một học sinh ôn luyện là 990.000đồng/học sinh, ôn vào tất cả các buổi tối trong tuần”. Cả hai trung tâm trên đều thừa nhận do chưa có đề thi mẫu từ Sở GDĐT nên kế hoạch về phương pháp ôn luyện chưa được hoàn thiện.


Trong tâm trạng lo lắng tìm lớp ôn luyện cho con để vào được trường chuyên, anh Bùi Chiến (quận Ba Đình, HN) chia sẻ: “IQ, EQ là những từ ngữ đang còn mới với người lớn chúng tôi, với trẻ con tiểu học thì nó còn lạ lẫm hơn. Tôi chưa hiểu dạng xét tuyển bằng cách đánh giá năng lực này là như thế nào? Không biết trường học có đưa ra dạng đề mẫu để học sinh có thể làm quen và bổ sung kiến thức không”. Theo khảo sát của PV Báo Lao Động, tại một số trung tâm luyện thi khu vực Hà Nội, các lớp luyện thi theo phương pháp cũ cho học sinh lớp 5 hiện đang tạm dừng hoạt động. Theo lời giới thiệu của nhân viên một trung tâm (quận Đống Đa), phụ huynh có thể đăng ký gia sư tại nhà để bổ túc kiến thức xã hội, kỹ năng ứng phó với các tình huống phù hợp với các phương án tuyển sinh của trường vừa đưa ra. Hiện tại đã có nhiều phụ huynh gọi điện có nhu cầu cho con theo chương trình mới. Tuy nhiên, các trường chưa chính thức chốt phương án xét tuyển nên các trung tâm này còn khá kín tiếng về việc mở lớp ôn luyện IQ, EQ, chỉ hẹn tuần sau - khi Sở GDĐT công bố quyết định cuối cùng thì quay lại trung tâm để tìm lớp phù hợp cho học sinh.


Đừng ép học sinh phải cố gắng ngoài khả năng


Trong khi đó, tại Trung tâm văn hóa ngoài giờ của trường chuyên Trần Đại Nghĩa, việc ôn luyện vẫn không có gì thay đổi. Trao đổi về vấn đề này, thầy Phạm Quốc Việt - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Ngay khi sở có công bố sẽ làm bài khảo sát năng lực tiếng Anh để vào trường thì một số phụ huynh đã cho con em nghỉ ôn tập toán, tiếng Việt và có nguyện vọng trường tăng cường dạy thêm tiếng Anh. Tuy nhiên, nhà trường quyết định chỉ duy trì 12 lớp văn hóa ngoài giờ đã có, giữ nguyên tuần 4 tiết tiếng Anh. Đồng thời, hè năm nay nhà trường sẽ không mở thêm bất kỳ một lớp ôn tập tiếng Anh nào nữa”. Lý do thầy Việt đưa ra là: “Năm nay sở sẽ ra đề theo hướng khảo sát năng lực hoàn toàn mới. Trong khi nhà trường trước nay đang ôn tập cho học sinh bằng phương pháp cũ, đến thời điểm hiện tại trường cũng đang chờ đề thi mẫu do sở ban hành nên thời gian để giáo viên soạn nội dung dạy theo phương pháp thi mới sợ sẽ không kịp, ảnh hưởng tới vấn đề ôn tập của học sinh”.


Ông Hồ Thiện Hùng - nguyên PGĐ Sở GDĐT TPHCM - nhìn nhận: “Việc cấm thi vào lớp 6 nhưng lại tổ chức các bài IQ, EQ và khảo sát năng lực tiếng Anh chẳng khác nào một hình thức biến tướng trước quy định của Bộ GDĐT, đặt phụ huynh vào hoàn cảnh chạy theo quy định của sở. Việc phụ huynh vẫn cho con đi các lò luyện thi chứng tỏ họ có nhu cầu đưa con vào học những trường có uy tín cao bất chấp năng lực thực sự của con mình. Điều này thực ra không tốt cho học sinh, một đứa trẻ không có sức đua thì tốt nhất đừng ép nó phải cố gắng ngoài khả năng”.




Tin bài liên quan




  • Video clip: Các trường kiểm tra năng lực học sinh thi vào lớp 6 như thế nào?




  • Trường chuyên Hà Nội-Ams xét tuyển vào lớp 6




  • Bỏ thi lớp 6: Đổ xô đưa con đi luyện IQ, EQ




  • Cấm thi tuyển vào lớp 6: Lo ngại nảy sinh tiêu cực




  • “Khách sạn” 205.000 đồng/tháng/người tại Hà Nội đẹp, rẻ nhưng…




  • Kỳ thi quốc gia: Hà Nội sẽ tổ chức thi cho hơn 110.000 thí sinh




  • TPHCM công bố chỉ tiêu của 253 trường THPT




  • Hà Nội: Công bố hướng dẫn chỉ tiêu vào lớp 6












via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử