PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Đề án “SGK điện tử và máy tính bảng dành cho học sinh lớp 1, 2, 3”: TPHCM có quá vội vàng?

Đề án “SGK điện tử và máy tính bảng dành cho học sinh lớp 1, 2, 3”: TPHCM có quá vội vàng?

Giáo viên sẽ được trang bị máy tính bảng để dạy học sinh.



Phụ huynh phải đóng 3-5 triệu đồng/học sinh


Mục tiêu của đề án nhằm đáp ứng xu hướng toàn cầu về ứng dụng CNTT vào cải cách giáo dục và kinh nghiệm thành công của các nước trong việc đầu tư cho sách giáo khoa (SGK) điện tử, máy tính bảng, tạo môi trường học tập thông minh, hiệu quả cao.


Theo đề án, TPHCM sẽ trang bị trên 337.500 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh lớp 1, 2, 3 tại 451 trường tiểu học với tổng kinh phí thực hiện thí điểm dự kiến 4.000 tỷ đồng. Các lớp học sẽ được trang bị wifi, mỗi học sinh sử dụng một máy tính bảng riêng, trong đó cài đặt nội dung SGK chính thức của Bộ GDĐT ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D.


Đề án thí điểm trong năm học 2014 - 2015, với 60% số lượng GV và HS từ lớp 1 đến lớp 3 tham gia. Tổng số máy tính bảng cần trang bị là 337.516 chiếc. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố sẽ trang bị cho mỗi GV một máy tính bảng, số lượng là 10.389 chiếc và 5.334 chiếc cho HS thuộc diện đối tượng chính sách. HS không thuộc đối tượng chính sách thì phụ huynh chịu kinh phí hoàn toàn với giá tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.


Dự kiến đề án sẽ áp dụng ngay trong năm học này, đến cuối năm 2015, Sở GDĐT TPHCM sẽ tổ chức đánh giá và tổng kết, trên cơ sở đó tiếp tục đề xuất các giải pháp. Hiện đề án đang đợi Bộ GDĐT phê duyệt.


Tính khả thi đến đâu?


Theo lộ trình đề án thí điểm, việc sử dụng SGK điện tử sẽ áp dụng ngay trong năm học 2014-2015 nhưng đến thời điểm này, khi năm học mới đã bắt đầu, mọi thứ vẫn đang nằm trong vòng bàn bạc. Ông Hà Hữu Phúc, Vụ trưởng, GĐ cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại phía Nam đặt câu hỏi, nếu đề án đề xuất thực hiện trong năm học 2014 - 2015 mà đến tháng 6.2015 mới tập huấn thì triển khai lúc nào?


Thêm vào đó, theo ông Phúc, đây là một đề án lớn hàng nghìn tỷ đồng nên cần chỉ ra được tính cấp thiết và hiệu quả của đề án. Phải chỉ ra được tại sao lại thực hiện với lớp 1, 2, 3 mà không phải cấp khác? Học sinh học 3 năm đầu tiên với SGK điện tử, đến lớp 4 quay về SGK bình thường liệu có hụt hẫng hay không?


Bà Đinh Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chính Nghĩa (Q.5) nêu vấn đề, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi dạy học bằng máy tính bảng có hạn chế các hoạt động kỹ năng sống, ngoại khóa của các em không? Trẻ tiếp xúc nhiều với trang thiết bị công nghệ liệu có ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe các em không? Bên cạnh đó, hiện nhiều trường tiểu học đang phải "gánh nợ" từ chương trình Máy tính bảng tương tác, nếu "gánh" thêm cả đề án này nữa thì phải có được sự đồng thuận của phụ huynh. Trình độ giáo viên hiện nay liệu có đảm bảo được chất lượng dạy bằng máy tính bảng, tạo được sự tương tác với học sinh hay không?


Thêm vào đó, việc thí điểm đề án này sẽ càng tạo thêm căng thẳng trong dư luận xã hội về “lớp VIP” trong các trường công lập. Vì thế, theo bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng giáo dục Q.5, nếu quyết tâm làm cần phải làm theo theo lộ trình. Mỗi quận chỉ nên thí điểm thực hiện từ 1 đến 3 trường, mỗi trường thí điểm từ 1 đến 3 lớp. Sau đó, sơ kết đánh giá kết quả, nếu tốt thì xã hội sẽ đồng thuận và triển khai rộng rãi, tránh triển khai đồng loạt khi chưa đánh giá được kết quả của đề án.


Ông Hà Hữu Phúc nhấn mạnh, các nhà làm giáo dục cũng phải đồng thời đánh giá được tác động cả chiều thuận lẫn chiều nghịch của đề án, chứ không thể nói làm là làm ngay được. Mặt khác, cần lưu ý nếu là thí điểm có thể thành công, hoặc không thành công, cần phải có nhiều buổi hội thảo để lấy ý kiến thật hoàn chỉnh để có được một đề án cụ thể, chi tiết trước khi triển khai.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét