PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Gặp người chế tạo đèn kéo quân “kỷ lục” Việt Nam

Gặp người chế tạo đèn kéo quân “kỷ lục” Việt Nam

ghệ nhân Vũ Văn Sinh bên chiếc đèn kéo quân "khổng lồ" chuẩn bị cho mùa Trung thu năm nay. Ảnh: Thành An.



Chế tạo đèn kéo quân “kỷ lục” Việt Nam


Đã đi qua hơn nửa đời người, nghệ nhân Vũ Văn Sinh không nhớ rõ mình bắt đầu tập làm đèn kéo quân từ lúc lên mấy tuổi, chỉ biết rằng, cứ khi trăng rằm tháng 8 tròn vành vạnh thì cũng là lúc những chiếc đèn kéo quân do chính tay ông làm lại được thắp sáng lung linh, không chỉ ở chính ngôi nhà của ông mà ở cả đâu đó của thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.


Cái tên ông Sinh trở nên gắn bó với những chiếc đèn kéo quân truyền thống mỗi khi trung thu về đến vậy, một phần bởi dịp tết Trung thu năm 2006, chiếc đèn kéo quân cao 6,5m, rộng 2,56m do ông cùng các nghệ nhân khác ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội khởi dựng được trưng bày tại Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội và được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.


Kể từ đó, cứ nhắc đến đèn kéo quân là người ta nhớ đến nghệ nhân Vũ Văn Sinh cùng công trình kỷ lục, như một trong rất ít người còn lưu giữ nghề làm đồ chơi truyền thống mỗi dịp Trung thu.


Say mê với nghề truyền thống, ông Sinh cũng không ngừng tìm tòi và sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẹp mắt hơn và tiện lợi hơn. Chơi đèn kéo quân phải thắp nến và cần phải đặt nến ở đúng vị trí thì trục đèn mới quay và tạo ra hiệu ứng đẹp mắt với những hình thù ngộ nghĩnh, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có kĩ thuật đặt nến. Chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Sinh đã sáng tạo ra đèn kéo quân quay bằng pin tiểu thay nến, giúp người chơi, đặc biệt là trẻ nhỏ sử dụng dễ dàng.


Để đáp ứng nhu cầu của du khách khắp nơi tìm đến, hầu như dịp Trung thu năm nào ông Sinh cũng sản xuất hàng trăm chiếc đèn kéo quân với đủ kích cỡ, đáng chú ý, một số khách hàng đã đặt ông làm những chiếc đèn kéo quân “khổng lồ” với giá gần chục triệu đồng.


Năm nay, ông Sinh cũng bắt tay vào làm chiếc đèn kéo quân với chiều cao 2,1m và chiều rộng 1,4m với giá khoảng 8 triệu đồng,chỉ có điều, chiếc đèn kéo quân lớn này hiện vẫn chưa có chủ sở hữu như mọi năm. Người nghệ nhân ở Cao Viên bày tỏ, dù chưa có “nhà tài trợ” nhưng ông vẫn làm bằng tâm huyết và niềm say mê mang đến chiếc đèn kéo quân độc đáo và đẹp mắt trưng bày trong đêm rằm tháng 8.


Không chỉ vậy, ông Sinh còn cho biết, khoảng 1 tháng nay, ông đã lên ý tưởng làm 1 chiếc đèn kéo quân với kích thước tương đương chiếc đèn lập kỷ lục Việt Nam năm 2006 và phần dưới thân đèn, ông sẽ thể hiện đề tài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, tạo thành một sản phẩm sáng tạo và giàu ý nghĩa.











Ông Vũ Văn Sinh đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của chiếc đèn kéo quân cao 2,1m và rộng 1,4m. Ảnh: Thành An.

Trăn trở với nghề truyền thống


Không chỉ ở Cao Viên mà nhiều làng nghề khác trên đất nước ta đang mai một dần các nghề truyền thống, một phần cũng bởi giá trị kinh tế mang lại không thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân.


Bà Nguyễn Thị Hạnh, vợ của nghệ nhân Vũ Văn Sinh chia sẻ: “Đèn kéo quân là nghề của ông cha tổ nghiệp từ bao đời nay, nhưng thực sự nó không mang lại hiệu quả kinh tế. Chỉ có chú yêu nghề thì chú cứ lần mần làm thôi”.


Cũng theo bà Hạnh, thời điểm này mọi năm đã có khoảng 500 đến 700 khách đặt mua đèn kéo quân ông Sinh, nhưng năm nay, số lượng khách đặt hàng chưa có nhiều và có khả năng sẽ không được như các năm trước.


Dịp tết Trung thu năm nào gia đình ông Sinh cũng này bán đèn kéo quân ở nhà, giá mỗi chiếc đèn nhỏ dao động từ 100 đến 150.000đ. Bên cạnh đó, ông cũng làm thêm những chiếc đèn ông sao nhỏ để bán cho trẻ em quanh thôn với giá 5.000đ/chiếc.


Bà Hạnh cho hay, tính ra lợi nhuận thu được chẳng đáng là bao so với chi phí mua nguyên liệu và công sức bỏ ra làm đèn.


Mặc dù việc bán đèn không quá đông khách, nhưng vợ chồng ông Sinh vẫn vui vẻ và chia sẻ, sẵn sàng truyền nghề cho những ai có hứng thú, ông còn bảo đến học nghề sẽ được mời cơm rượu!







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét