PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Lay lắt những số phận ở...”xóm chạy thận”

Lay lắt những số phận ở...”xóm chạy thận”

Bà Cỏn chỉ những khối u to do tiêm, rạch nhiều lần.



“Đeo bệnh” kiếm sống


Chúng tôi tìm đến phố Lê Thanh Nghị, quận Hoàng Mai (Hà Nội) - nơi tập trung nhiều bệnh nhân tỉnh lẻ lên thuê trọ chữa bệnh. Nhìn từ bên ngoài, khu nhà trọ tồi tàn, nhếch nhác, rêu mốc lạnh lẽo như chính thân phận của những dân quê không may mắn mang các căn bệnh trong người. Các phòng trọ rộng khoảng 5m2 nằm san sát, tối tăm, vá chằng vá đụp, phả ra một thứ mùi khó chịu…


Hầu hết những bệnh nhân khu trọ là dân lao động tỉnh lẻ đang phải làm thuê, làm mướn kiếm tiền chữa bệnh tại các bệnh viện lớn như: Bạch Mai, 108, Xanh Pôn, 198… Ngoài thời gian điều trị trên viện họ không được nghỉ ngơi mà phải tìm việc làm, xoay đủ mọi nghề kiếm thêm chút tiền để chữa bệnh. Người chạy xe ôm, người gồng gánh hàng rong, người rửa bát thuê, thậm chí nhiều người còn làm nghề nặng nhọc như phụ hồ, bốc vác...


Theo những bệnh nhân này, mỗi tuần phải chạy thận 2 lần, hết hơn 1 triệu chưa kể đến tiền mua thuốc bổ, thuốc canxi và nhiều loại thuốc men khác; 1,5 triệu tiền thuê trọ. Rồi tiền ăn uống, sinh hoạt... Bình quân mỗi tháng, những người ở đây cần ít nhất 4 triệu đồng duy trì sinh hoạt và sự sống của chính mình.


Những số phận nghiệt ngã


Trong căn phòng rộng chỉ chừng 5m2, bà Lê Thị Cỏn (67 tuổi) quê ở Bắc Giang buồn bã, hơn 8 năm nay, kể từ khi bị mắc bệnh, thời gian chủ yếu sống ở khu trọ này. Chồng mất sớm, 2 người con dựng vợ, gả chồng đứa nào cũng nghèo nên bà phải tự lo lấy. Mỗi tháng hết 2 triệu đồng tiền chạy thận, 1 triệu 200 ngàn tiền thuê trọ. Rồi còn thuốc bổ, ăn uống, sinh hoạt... cũng hết gần 5 triệu đồng. Bà Cỏn kể: “Trước đây, bà làm ruộng, rồi lên Hà Nội bán hàng rong, làm ô sin... Từ ngày phát bệnh, ruộng vườn ở quê bán hết. Còn căn nhà cấp 4 hơn một năm rồi không về, mưa gió thế này không biết đã sập chưa”.


Nhìn ông Hoàng Văn Thanh (63 tuổi) quê ở Hưng Yên vừa trở về sau buổi chạy thận, mệt rã rời đã vội vàng dắt chiếc xe 81 cũ, phóng đi bốc hàng trên phố Gầm Cầu thì có lẽ ai cũng thấy ái ngại. Người gầy rộc, xanh lét. Chân tay chi chít vết tiêm, vết rạch, đến tiếng thở cũng khò khè khó nhọc. Ở xóm chạy thận, người già nhất năm nay 79 tuổi, trẻ nhất là cậu thanh niên mới chuyển đến khoảng 20 tuổi. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng giống nhau ở một điểm là sự khốn cùng, khổ cực. Họ cần lắm những vòng tay nhân ái, sự giúp đỡ từ cộng đồng.



Tin bài liên quan




  • Sản phẩm chất tẩy rửa Mr.Care: Nhập nhèm nhãn mác, vẫn bày bán tràn lan




  • Nhà đầu tư vào Lý Sơn sẽ được ưu đãi tối đa




  • Bé gái 2 tuổi bị gãy răng, tổn thương tinh thần nặng vì bị bạo hành




  • Bình Dương: Một công nhân cắt tỉa cây xanh chết thảm vì taxi tông




  • Yên Bái:Vỡ đập chứa, bùn thải tràn xuống nhà dân




  • 3 xe gỗ vượt tải 300% “lọt” qua 5 tỉnh mới bị phát hiện




  • Toan tính cho “đại gia” được trọn “khu đất vàng”




  • Xem xét lại thiết kế chợ Tân Bình và các kiến nghị của tiểu thương










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét