PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

200 hộ tái định cư khát nước, phải uống nước nghĩa địa

200 hộ tái định cư khát nước, phải uống nước nghĩa địa
Là một trong những người đầu tiên chuyển tới khu tái định cư để nhường đất cho dự án đường Sa Huỳnh-Dung Quất vào năm 2012, ông Minh cho biết: “ Mặc dù ổn định nơi ở mới, nhưng tôi phải chạy đi chạy về chỗ ở cũ để xin nước giếng của bà con, xin hoài cũng thấy ngại nên đành đóng giếng mới trên đất nghĩa địa, có độc cũng phải chịu”.

Gia đình ông Tô Minh Diệt (60 tuổi) có 7 người, mỗi ngày ông Diệt phải chạy xe máy đi xin nước 2 lần, mỗi lần 30 lít để có nước đủ dùng cho cả nhà. Ông Diệt nói: “ Tôi không thể dùng nước giếng nghĩa địa được, đời tôi thì không sao nhưng còn con cháu tôi nữa”.


Để thực hiện dự án đường Sa Huỳnh - Dung Quất, ông Đỗ Văn Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Long cho biết, hơn 200 hộ dân của xã phải di dời đến khu tái định cư mới, trước đây là nghĩa địa.


Chủ đầu tư có xây dựng công trình nước sạch, nhưng từ khi bàn giao cho xã vào cuối 2013 thì công trình thường xuyên gặp sự cố, trục trặc, đường ống nước, van trong các khu dân cư thường xuyên bị vỡ. “Mặc dù đã nhiều lần kiểm tra nhưng không hiểu sao một ngày đêm là đài nước mất 80 khối, trong khi đó chỉ có 22 hộ sử dụng”, ông Ba nói.


Để vận hành công trình nước, xã phải ký hợp đồng với hai nhân viên và trả theo mức lương tối thiểu, cộng với tiền điện, theo ông Đỗ Văn Ba, mỗi tháng xã phải tạm ứng chi trả gần 5 triệu đồng. “Trong khi đó, tiền của người dân chưa thu được nên xã rất khó khăn”, ông Ba bày tỏ.


Các van nước ở khu tái định cư đã được đóng lại lâu nay, nhưng khi hai nhân viên của xã đến mở ống thì nước lập tức bắn ra từ lòng đất, tràn ra đường như đang mùa lụt. Bà Trần Thị Trắng vừa mở vòi nước thì một dòng nước đục ngầu chảy ra, bà Trắng nói: “ Nước từ công trình nước vừa đục vừa có mùi hôi, tanh, nhà tôi không dùng được”, rồi lại đổ thau nước vừa hứng ra đường.


Ông Đỗ Văn Ba giải thích: Do có ít hộ sử dụng nên nước bị tồn trong đường ống, không biết vì nguyên nhân nào mà nhiều lúc xả nước thì bị đục và hôi. Xã đã rất nhiều lần đề nghị chủ đầu tư, chủ đầu tư có kiểm tra nhưng việc khắc phục rất chậm, tình trạng này còn kéo dài. “Chắc chắn UBND xã sẽ làm báo cáo và kiến nghị trả lại Sở GTVT để khắc phục”, ông Ba khẳng định.


Video: Khốn khổ vì công trình nước sạch hư hỏng nặng:







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét