PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Quốc lộ 14 - tan nát trên từng cây số: Giải pháp thi công bất hợp lý

Quốc lộ 14 - tan nát trên từng cây số: Giải pháp thi công bất hợp lý

Trước đây, QL14 “nổi tiếng xấu” ở đoạn từ Đắc Nông đi TPHCM. Hơn 200km từ Pleiku đi Buôn Ma Thuột tuy xuống cấp, song vẫn là cung đường thơ mộng vắt qua những cánh rừng caosu, hồ tiêu bạt ngàn đất đỏ. Thế nhưng, hiện nay suốt toàn tuyến đường từ huyện Chư Sê (Gia Lai) đi Buôn Ma Thuột đều tan nát trên từng cây số. Hầu hết nền đường đã được đào đắp mới, mở rộng hai bên và rải cấp phối. Tuy nhiên, do không “chạy đua” kịp mùa mưa nên đã trở thành mấp mô đồi bãi như công sự ở chiến trường. Điều đáng nói là các nhà thầu cũng “lánh nạn” biệt tăm. Suốt dọc dài công trường hơn 200km từ Pleiku đi Buôn Ma Thuột, gần như không có công nhân nào được phân công trực đảm bảo giao thông. Công trường thiếu rào chắn, biển báo, hoặc đặt biển bất hợp lý, đột ngột trước công sự, luôn gây nguy hiểm cho phương tiện và người tham gia giao thông. Giám đốc Cục Quản lý đường bộ III - ông Võ Đình Dũng - cho biết, hầu hết QL do đơn vị này quản lý (QL1A và QL14) đều đã bàn giao cho nhà thầu từ 2010 - 2013. Nguyên tắc nhà thầu phải vừa thi công, vừa đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt. Tuy nhiên, thực tế không được đáp ứng. Cục Quản lý đường bộ III đã liên tục kiểm tra, nhắc nhở, lập nhiều biên bản xử phạt nhưng thực trạng này vẫn chưa khắc phục tốt.


Nghiêm trọng hơn, dự án nâng cấp, mở rộng QL14 từ xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút) đến xã Đắc Gằn (huyện Đắc Mil, tỉnh Đắc Nông) với chiều dài 30,4km, do Liên doanh Cty TNHH đầu tư xây dựng, lắp đặt công trình Toàn Mỹ 14 và Cty TNHH xây dựng Băng Dương làm chủ đầu tư còn làm nứt đất, sập nhà dân. Nhiều diện tích đất ven quốc lộ bị sụt lún, nứt nẻ làm nứt, sập tường nhiều nhà dân, trong đó nhà ông Hoàng Văn Thắng (ở thôn Bắc Sơn) đã sập vào đêm 27.7. Ngoài nhà ông Thắng, 8 nhà khác ở thôn này cũng bị nứt tường, nứt móng, doạ sập, khiến người dân rất hoang mang, bức xúc. Ông Bùi Quốc Trưởng - cán bộ điều hành dự án - cho biết: “Do tại vị trí nắn đường nền đất yếu nên đơn vị thi công đổ 8.000m3 đất, gây sập và nứt một số nhà dân, chúng tôi đã múc hết đất lên để khoan thăm dò địa chất”.


Giục tốc bất đạt


Theo nhận định của BQLDA đường Hồ Chí Minh, do thiếu điều kiện đẩy nhanh tiến độ, song các nhà thầu lại viện lý do như giải phóng mặt bằng chậm, thiếu đá, giá vật tư tăng cao, thời tiết mưa nhiều... Hiện Tây Nguyên đã bước sang mùa khô, nhưng tiến độ nâng cấp, mở rộng QL14 vẫn ỳ ạch. Theo yêu cầu, gói thầu số 2 của Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải có 2 máy rải và 8 máy lu mới đảm bảo tiến độ, nhưng nhà thầu chỉ đưa 1 máy rải và 1 máy lu. Gói số 3 của Cty CP XD và TM Đại Cường mới có 1 máy rải, 5 máy lu/2 máy rải và 12 máy lu; gói số 5 của Cty quản lý và sửa chữa đường bộ Đắc Lắc không có máy rải đá nào... Đặc biệt, gói số 6 của Cty TNHH xây dựng cầu đường Hoàng Nam không có thiết bị, nhân công trên công trường. Ông Nguyễn Văn Huấn - Phó TGĐ BQLDA đường Hồ Chí Minh - cho rằng, tiến độ, công tác chuẩn bị thi công là quá chậm, có nhà thầu chỉ đưa thiết bị ra... đối phó. Trước tình hình trên, BQLDA đường Hồ Chí Minh cảnh báo sẽ cắt bớt khối lượng, chuyển cho đơn vị khác nếu các nhà thầu vẫn không bố trí đủ thiết bị, nhân sự hoặc chỉ thi công đối phó với các đoàn kiểm tra như thời gian qua.


Giám đốc Cục Quản lý đường bộ III - ông Võ Đình Dũng - cho biết, với mục tiêu Bộ GTVT đưa ra là hoàn thành tuyến QL14 vào cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2015, đã khiến các nhà thầu chạy nước rút. Tuy nhiên, giải pháp thi công bất hợp lý. Hầu hết các đơn vị thi công đã đồng loạt đào đắp, rải cấp phối và lu, lèn trước mùa mưa. Nhưng, do mùa mưa Tây Nguyên năm nay đến sớm, lại kéo dài từ tháng 4 đến gần hết tháng 10, nên các đơn vị không thảm nhựa kịp. Hậu quả đã biến đường bị băm nát trên toàn tuyến. Thực trạng này không chỉ gây hậu quả nát đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân sống ven đường, phương tiện và hành khách tham gia giao thông, mà các nhà thầu cũng lãnh đủ. Theo ông Dũng, để đảm bảo chất lượng công trình, các đơn vị thi công buộc phải đào lại nền đường, rải lại cấp phối, lại phải lu lèn… mới có thể tiếp tục thảm nhựa. Và cái đích hoàn thành vào giữa năm 2015 cũng khó thành. Cả nhà thầu, đơn vị thi công lẫn người dân đều gánh hậu quả nặng nề này.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét