PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Lý Tự Trọng (20.10.1914- 20.10.2014): Đừng nên chỉ nhìn vào tiêu cực, mà phủ nhận cả thế hệ

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Lý Tự Trọng (20.10.1914- 20.10.2014): Đừng nên chỉ nhìn vào tiêu cực, mà phủ nhận cả thế hệ

12 tuổi Lý Tự Trọng tham gia cách mạng và đã hy sinh anh dũng khi chỉ mới 17 tuổi đời. Chỉ ngần ấy năm cống hiến cho cách mạng, Lý Tự Trọng đã trở thành một tấm gương mẫu mực về ý chí, nghị lực và hoài bão cách mạng cho các thế hệ trẻ VN. Thưa PGS, điều gì đã làm nên Lý Tự Trọng với những phẩm chất cách mạng cao đẹp đến như vậy?


- Khi nói về Lý Tự Trọng, điều phải nói đầu tiên đó là công lao, vai trò giáo dục đào tạo của Nguyễn Ái Quốc. Từ khi Lý Tự Trọng mới được 12 tuổi đã được Nguyễn Ái Quốc giác ngộ. Lý Tự Trọng là 1 trong 7 thiếu niên đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc chọn gửi đi Liên Xô học vào tháng 7.1926 để đào tạo lâu dài.


Từ cái nôi cách mạng Hà Tĩnh, Nghệ An và bên Xiêm (Thái Lan - nơi Lý Tự Trọng sinh ra); năm 1929, Lý Tự Trọng trở về nước và được phân công vào Sài Gòn hoạt động - vùng đất có phong trào cách mạng rất sôi nổi của người lao động, trong đó có vai trò của công nhân. Khi ấy Lý Tự Trọng được tiếp xúc và được các tổ chức nhóm cộng sản giáo dục. Đến khi thành lập Đảng năm 1930, Lý Tự Trọng trở thành đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên, ông là hạt nhân của phong trào thanh niên, và được phân công tổ chức các phong trào thanh niên. Có thể thấy Lý Tự Trọng được đào tạo rất bài bản ngay từ khi tham gia cách mạng và có thực tế được lăn lộn trong phong trào của giai cấp công nhân, thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và thấu hiểu nỗi cực khổ của người lao động ở một nước phong kiến, thuộc địa. Theo tôi đó chính là các yếu tố làm nên phẩm chất cao quý của người cộng sản Lý Tự Trọng.


Nhiều người lấy các tấm gương như Lý Tự Trọng để so sánh với lớp trẻ ngày nay, và đi đến nhận xét rằng, ý chí, quyết tâm và khát vọng, lý tưởng sống của thanh niên ngày nay kém xa thời cha ông ta. Ý kiến của PGS về điều này?


- Cái thời của Lý Tự Trọng khát vọng lớn nhất của thanh niên, của cả dân tộc là phải giành được độc lập. Cụ Hồ cũng đã nêu vấn đề độc lập là hàng đầu, nên tất cả hy sinh phấn đấu vì độc lập dân tộc, mà có độc lập dân tộc mới đi lên xây dựng CNXH tốt đẹp được. Bây giờ nhiệm vụ của thanh niên, của cả nước là thực hiện xây dựng và bảo vệ đất nước. Cái xây dựng và bảo vệ ấy không hẳn đòi hỏi cứ phải có sự hy sinh máu chảy đầu rơi như trong thời kỳ chiến tranh cách mạng trước đây, mà cái chính là phải cống hiến. Để có được như vậy, theo tôi thanh niên trước hết là phải được giáo dục. Bác Hồ đã nói: “Trăm năm phải trồng người”. Theo tôi, lời căn dặn đó của Bác trong Di chúc chính là đã định hướng chúng ta, đặc biệt là với thanh niên. Theo tôi, các tổ chức Đảng, chính quyền, và Đoàn thanh niên cộng sản HCM và tất cả các đoàn thể xã hội phải có chủ động phải có định hướng cho thanh niên, giáo dục, rèn dũa cho thanh niên cả về trí tuệ, đạo đức để mà đi vào hành động cách mạng một cách thiết thực, chứ đừng có chưa chi đã vội phê phán thế này, thế khác.


Có một vấn đề là hiện nay có một bộ phận thanh niên không thiết tha vào Đảng, đây là một thực tế, PGS có ý kiến về vấn đề này như thế nào?


- Về điều này, theo tôi cũng phải nhắc đến câu nói của Bác Hồ, là động cơ vào Đảng như thế nào cho trong sáng. Đảng ta là đảng cầm quyền, cho nên muốn vào được tổ chức này, chức vụ kia thường phải là đảng viên, vì thế mà có những người cố gắng “phấn đấu” để vào Đảng. Cũng có một bộ phận thanh niên nhìn vào cái tiêu cực trong xã hội, thậm chí là trong Đảng, trong bộ máy chính trị nên họ thấy thiếu niềm tin vào những đảng viên hiện thời, vậy nên mình cũng phải thấy được điều đó để mà hướng thanh niên nhận thức lại cho đúng đắn. Một bộ phận tiêu cực trong Đảng cũng chỉ là một phần thôi, từ đó hướng cho họ không còn cách nhìn lệch lạc, nếu có cách nhìn lệch lạc sẽ mất niềm tin mà đã mất niềm tin thì rất nguy hiểm và rất đáng buồn.


Cũng có một bộ phận thanh niên theo tôi quan sát đó là thờ ơ với chính trị, họ chỉ lo mưu sinh. Làm sao cho thế hệ trẻ đừng có thờ ơ, mà phải có trách nhiệm với đất nước. Thời nào cũng thế thôi, thanh niên là cái tuổi hăng hái nhất, xông pha nhất và cống hiến nhiều nhất cho dân tộc, cho đất nước.



Tin bài liên quan




  • Miễn tiền sử dụng đất cho người hoạt động cách mạng trước tháng 8.1945




  • Trung Quốc: Người Mỹ đã gặp lãnh đạo biểu tình Hồng Kông từ vài tháng trước để thảo luận “cách mạng màu”




  • Tiếp tục chăm lo nhiều hơn cho các chiến sĩ cách mạng




  • Kỷ niệm 85 năm ngày Báo Lao Động ra số đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2014): Gặp gỡ Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang - người bạn đọc thân thiết của báo chí cách mạng Việt Nam: Hãy luôn nhớ “Viết cho ai? Viết để làm gì?”










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét