Bé L vẫn hoảng sợ bám mẹ khi thấy người lạ. Ảnh: Lê Mai
Theo đó, ngày 24.9, bé N.K.L (29 tháng tuổi) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng li bì, lơ mơ, sưng nề và xây xước ở vùng mặt và lưng, xung huyết vùng mắt, chảy máu nhiều ở miệng. Gia đình cho hay trước đó đã gửi con ở nhà hàng xóm và bị người này vô cớ hành hung.
Bác sĩ BV Nhi trung ương cho biết, cháu Liên bị chấn thương phần mềm ở vùng mặt và ngực, xuất huyết kết mạc mắt, gãy 4 răng cửa. Rất may không có tổn thương ở xương và nội tạng; bộ phận sinh dục cũng không có dấu hiệu bị xâm hại.
Gia đình bệnh nhi cho biết, ngày 24.9, bé L được gia đình gửi sang nhờ người phụ nữ hàng xóm 45 tuổi trông năm. Khi cha mẹ trở lại đón bé thì thấy con nằm bất động trên sàn nhà, người trần truồng, mặt mũi bầm tím, miệng bị nhét đầy giẻ, trên mặt còn hằn vết dép nghi do bị đánh, lay gọi cháu không trả lời.
Thấy con trong tình trạng như vậy, gia đình vội vàng mang con đến bệnh viện. Mẹ bé L cho rằng, người hàng xóm đã đánh đứa trẻ nhưng không hiểu vì lý do gì. Bởi hàng ngày, bé L vẫn sang chơi với người phụ nữ này. Giữa hai gia đình không hề có mâu thuẫn .
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, dù chỉ bị chấn thương phần mềm, gãy 4 răng cửa, tức là tổn thương về thể xác không quá nặng nề, nhưng những ảnh hưởng về lâm lý của trẻ là rất nặng.
Bằng chứng là sau khi nhập viện 1 ngày, đêm 25.9 bé L mới hồi tỉnh. Vừa tỉnh dậy bé đã hoảng sợ khóc và bám chặt lấy mẹ. Khi có người lạ đến gần bé càng tỏ rõ sợ hãi, bám mẹ chặt hơn. Các bác sĩ đánh giá, bé L bị tổn thương nặng nề về tinh thần và cần được theo dõi trong một thời gian dài.
Theo BS Ngọc Minh, trẻ em ở giai đoạn 4 đến 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Bạo hành trẻ em có thể gây nhiều tổn thương thực thể nhưng nghiêm trọng nhất là những sang chấn tâm lý cho nạn nhân. Nếu không được quan tâm thích đáng, các cháu bé này có thể gặp rắc rối nghiêm trọng trong tương lai như: sống khép kín, ngại giao tiếp, có hành vi chống đối xã hội. Những trường hợp nặng nề hơn có thể bị bệnh trầm cảm, thậm chí có hành vi tự vẫn.
“Vì thế, với trẻ em, nếu bỗng nhiến thấy trẻ vô cớ hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, trẻ bị rối loạn tâm lý và cảm xúc như thu mình, sợ hãi hoặc hung hăng, chống đối, mất thăng bằng…., cần nghĩ đến những nguy cơ trẻ bị bạo hành, dọa nạt… để tìm hiểu rõ nguyên nhân, can thiệp kịp thời cho trẻ, phòng nguy cơ trẻ bị bạo hành về tinh thần, thể xác”, BS Minh khuyến cáo.
Tin bài xem thêm
-
Yên Bái:Vỡ đập chứa, bùn thải tràn xuống nhà dân
-
3 xe gỗ vượt tải 300% “lọt” qua 5 tỉnh mới bị phát hiện
-
Một phụ nữ nhảy cầu Rạch Miễu tự tử
-
Toan tính cho “đại gia” được trọn “khu đất vàng”
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét