PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Khuất tất tại Cty Môi trường đô thị Nha Trang: Ăn chặn của công nhân quét rác nửa tỷ đồng!

Khuất tất tại Cty Môi trường đô thị Nha Trang: Ăn chặn của công nhân quét rác nửa tỷ đồng!

Ông Nguyễn Minh Tâm (CN tổ 1, đội 1) phản ánh: “Trước đây, mức bồi dưỡng độc hại chỉ 4.500 đồng/người/ngày, kể từ tháng 9.2012, tiền bồi dưỡng độc hại tăng lên 10.000 đồng/người/ngày. Hằng tháng, mỗi lao động làm việc đủ 25 ngày công, được nhận 11 lon sữa đặc có đường Trường Sinh và 1 bịch sữa tươi UHT 200ml - giá trị tương đương 250.000 đồng/người/tháng. Nếu đối chiếu với giá thị trường, chúng tôi đã bị ăn chặn và ăn bớt mỗi tháng 75.000 đồng. Đó là thu nhập không nhỏ của những người quanh năm làm nghề quét rác”.




Trong thực tế, ông Lương Khánh Thuận đã 4 lần ký hợp đồng mua sữa - tháng 11.2012 mua tại doanh nghiệp tư nhân DLTM Trường Thịnh ở 03/39/25 Dã Tượng, P.Vĩnh Nguyên, Nha Trang (HĐ số 94/HĐMB/2012 và HĐ số 98A/HĐMB/2012), mua 8.736 lon sữa Trường Sinh - giá 20.500 đồng/lon; tổng giá trị 2 HĐ gần 185 triệu đồng; tháng 12.2012 ký HĐ số 106/HĐMB với Cty TNHH Thanh Hoa (41 Quang Trung-TP. Nha Trang) và tháng 6.2013 ký HĐ số 49/HĐMB/2013 với hộ kinh doanh Nguyễn Đình Hòa (129 Trần Nhật Duật, Nha Trang), tổng cộng 2 hợp đồng mua 66.627 lon sữa đặc có đường Trường Sinh với giá 20.295 đồng/lon và 21.500 đồng/lon - tổng giá trị xấp xỉ 1,4 tỉ đồng.


Từ phiếu báo giá đến hợp đồng mua sữa trên, hóa đơn bán hàng và phiếu nhập kho đều ghi là “sữa đặc Ông Thọ có đường (Trường Sinh)”. Trong khi trên thị trường không hề có sản phẩm này mà chỉ có “Sữa đặc có đường Ông Thọ” nhãn hiệu Vinamilk và “Sữa đặc có đường Trường Sinh” nhãn hiệu Friesland Brands (Cô gái Hà Lan). Căn cứ bảng giá có hiệu lực của Công ty TNHH Friesland Campina VN, tại thời điểm nói trên, giá bán lẻ “Sữa đặc có đường Trường Sinh” dao động từ 15.500 -16.000 đồng/lon (đã tính VAT).


Nếu tính đúng, tính đủ, chỉ trong vòng 16 tháng, tổng số tiền bồi dưỡng độc hại của CN đã bị GĐ Lương Khánh Thuận ăn chặn xấp xỉ 400 triệu đồng (tương đương 25% tổng giá trị các hợp đồng). Và, nếu đối chiếu mức bồi dưỡng độc hại 10.000 đồng/người để cộng gộp cả khoản tiền bị bớt xén, con số ấy lên đến hơn 500 triệu đồng. Chỉ sau 4 lần ký HĐ mua sữa đã có thêm thu nhập (ngoài lương và bổng) tương đương với tổng tiền lương suốt 10 năm làm việc của 1 chuyên viên có trình độ ĐH mới tốt nghiệp ra trường (?!).


Thanh tra kiểu… bao che?


Ngày 11.9.2014, VPPVTT báo Lao Động đã gửi văn bản nêu rõ nội dung cần tìm hiểu và đề nghị lãnh đạo Sở Tài chính sắp xếp thời gian cho làm việc với Chánh Thanh tra Sở Tài chính cùng các thành viên trong đoàn.


Mặc dù GĐ Sở Tài chính Khánh Hòa Nguyễn Xuân Long đã “bút phê” và cử Chánh Thanh tra Nguyễn Thị Ngọc Hoa trực tiếp làm việc, nhưng rất tiếc, tất cả các cuộc hẹn sau đó đều bất thành, bởi vì bà Hoa bận đi học. Lần gặp duy nhất vào chiều 12.9, bà Hoa giải thích, trưởng đoàn chỉ tập hợp toàn bộ báo cáo đó rồi đưa vào kết luận chung trước khi trình lãnh đạo. Riêng báo cáo kết luận xác minh nội dung đơn tố cáo của CN Cty MTĐT Nha Trang đã được anh Vinh (PGĐ Sở Tài chính Khánh Hòa Lê Quang Vinh) chỉnh sửa, ký duyệt trước khi gửi lên UBND tỉnh... Theo cách ấy, bà chánh thanh tra Sở Tài chính Khánh Hòa không phải là người chịu trách nhiệm chính về những sai sót hay là không trung thực (nếu có) trong nội dung văn bản kết luận nói trên.


Lúc 16h30 ngày 22.9, trao đổi với PV Báo Lao Động qua điện thoại, bà Ngọc Hoa cho biết, nội dung văn bản trả lời đã trình lãnh đạo sở kiểm duyệt. Căn cứ nội dung công văn phúc đáp của Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa do PGĐ Lê Quang Vinh ký ngày 23.9.2014, đoàn thanh tra do Sở Tài chính chủ trì đã hết trách nhiệm; hiện đã chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan Thanh tra Nhà nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, khi nào có kết quả xử lý đối với kết luận thanh tra, UBND tỉnh sẽ thông báo trong cuộc họp báo gần nhất do UBND tỉnh tổ chức.


Đáng nói, trong văn bản phúc đáp nói trên của ông Lê Quang Vinh (dài khoảng 1,5 trang A4), nhưng không có 1 chữ...sữa! Và, hiển nhiên không đề cập đến việc “có hay không” thanh tra nội dung tố cáo của CN liên quan đến giá sữa (?!).







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Nhà đầu tư vào Lý Sơn sẽ được ưu đãi tối đa

Nhà đầu tư vào Lý Sơn sẽ được ưu đãi tối đa

Hội thảo do Ban kinh tế Trung Ương và UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi nhằm tìm “lời giải” cho định hướng phát triển huyện đảo tiền tiêu Lý Sơn, với vị trí chiến lược là đảo tiền tiêu trên biển Đông.


Chủ trì hội thảo là các ông Nguyễn Xuân Phúc- Phó Thủ tướng Chính phủ, Vương Đình Huệ-Trường Ban kinh tế Trung Ương, Đặng Ngọc Tùng-Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Nguyễn Minh-Quyền Bí thư tỉnh Ủy Quảng Ngãi….


Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng,đặc biệt là văn hóa, lịch sử gắn với biển Đông, gắn với lịch sử bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.


Theo Phó thủ tướng, Lý Sơn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển và du lịch. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng dẫn số liệu cho biết huyện đảo Lý Sơn có 25% dân số là hộ nghèo( cả nước là 7%), kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, khu vực nhiều thiên tai.


Đặc biệt là khi Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì việc cuộc sống mưu sinh của người dân bị đe dọa.


Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ NNPTNN, tỉnh Quảng Ngãi thảo luận chính sách, cơ chế đặc thù cho huyện đảo Lý Sơn.“Đến nay đã có sự thống nhất căn bản để trình lên Thủ tướng ban hành, có thể trong tuần sau thôi”, ông Nguyễn Xuân Phúc nói.


Đáng chú ý với các nhà đầu tư, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ khuyến khích các nhà đầu tư vào Lý Sơn theo nhiều hình thức khác nhau. Nhà đầu tư vào Lý Sơn sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất theo các chính sách của Chính phủ. Theo ông Phúc, nhà đầu tư đến Lý Sơn sẽ được hưởng ưu đãi cao hơn các khu kinh tế Nghi Sơn, Dung Quất, Chu Lai…


Ngư dân trên huyện đảo Lý Sơn đc hỗ trợ cao nhất theo nghị định 67. Cán bộ công chức, viên chức trên huyện đảo Lý Sơn được hưởng mức phụ cấp 0,7( bằng với Côn Đảo).


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo tỉnh Quảng Ngãi “một số việc cần làm ngay” để bảo vệ và phát triển đảo Lý Sơn. Đặc biệt, Phó Thủ tướng chỉ đạo “không được lấy đất trồng hành tỏi để đầu tư công trình xây dựng”, biến Lý Sơn thành “bảo tàng sống” về chủ quyền biển đảo Việt Nam.


Hội thảo sẽ được tiếp tục diễn ra trong chiều nay.











Toàn cảnh hội thảo-Ảnh: L.P










Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nhà đầu tư vào Lý Sơn sẽ được hưởng ưu đãi tối đa-Ảnh: L.P










Chủ tịch tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng tại hội thảo-Ảnh :L.P






via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Bé gái 2 tuổi bị gãy răng, tổn thương tinh thần nặng vì bị bạo hành

Bé gái 2 tuổi bị gãy răng, tổn thương tinh thần nặng vì bị bạo hành

Bé L vẫn hoảng sợ bám mẹ khi thấy người lạ. Ảnh: Lê Mai



Theo đó, ngày 24.9, bé N.K.L (29 tháng tuổi) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng li bì, lơ mơ, sưng nề và xây xước ở vùng mặt và lưng, xung huyết vùng mắt, chảy máu nhiều ở miệng. Gia đình cho hay trước đó đã gửi con ở nhà hàng xóm và bị người này vô cớ hành hung.


Bác sĩ BV Nhi trung ương cho biết, cháu Liên bị chấn thương phần mềm ở vùng mặt và ngực, xuất huyết kết mạc mắt, gãy 4 răng cửa. Rất may không có tổn thương ở xương và nội tạng; bộ phận sinh dục cũng không có dấu hiệu bị xâm hại.


Gia đình bệnh nhi cho biết, ngày 24.9, bé L được gia đình gửi sang nhờ người phụ nữ hàng xóm 45 tuổi trông năm. Khi cha mẹ trở lại đón bé thì thấy con nằm bất động trên sàn nhà, người trần truồng, mặt mũi bầm tím, miệng bị nhét đầy giẻ, trên mặt còn hằn vết dép nghi do bị đánh, lay gọi cháu không trả lời.


Thấy con trong tình trạng như vậy, gia đình vội vàng mang con đến bệnh viện. Mẹ bé L cho rằng, người hàng xóm đã đánh đứa trẻ nhưng không hiểu vì lý do gì. Bởi hàng ngày, bé L vẫn sang chơi với người phụ nữ này. Giữa hai gia đình không hề có mâu thuẫn .


Theo Thạc sĩ, bác sĩ Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, dù chỉ bị chấn thương phần mềm, gãy 4 răng cửa, tức là tổn thương về thể xác không quá nặng nề, nhưng những ảnh hưởng về lâm lý của trẻ là rất nặng.


Bằng chứng là sau khi nhập viện 1 ngày, đêm 25.9 bé L mới hồi tỉnh. Vừa tỉnh dậy bé đã hoảng sợ khóc và bám chặt lấy mẹ. Khi có người lạ đến gần bé càng tỏ rõ sợ hãi, bám mẹ chặt hơn. Các bác sĩ đánh giá, bé L bị tổn thương nặng nề về tinh thần và cần được theo dõi trong một thời gian dài.


Theo BS Ngọc Minh, trẻ em ở giai đoạn 4 đến 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Bạo hành trẻ em có thể gây nhiều tổn thương thực thể nhưng nghiêm trọng nhất là những sang chấn tâm lý cho nạn nhân. Nếu không được quan tâm thích đáng, các cháu bé này có thể gặp rắc rối nghiêm trọng trong tương lai như: sống khép kín, ngại giao tiếp, có hành vi chống đối xã hội. Những trường hợp nặng nề hơn có thể bị bệnh trầm cảm, thậm chí có hành vi tự vẫn.


“Vì thế, với trẻ em, nếu bỗng nhiến thấy trẻ vô cớ hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, trẻ bị rối loạn tâm lý và cảm xúc như thu mình, sợ hãi hoặc hung hăng, chống đối, mất thăng bằng…., cần nghĩ đến những nguy cơ trẻ bị bạo hành, dọa nạt… để tìm hiểu rõ nguyên nhân, can thiệp kịp thời cho trẻ, phòng nguy cơ trẻ bị bạo hành về tinh thần, thể xác”, BS Minh khuyến cáo.



Tin bài xem thêm




  • Yên Bái:Vỡ đập chứa, bùn thải tràn xuống nhà dân




  • 3 xe gỗ vượt tải 300% “lọt” qua 5 tỉnh mới bị phát hiện




  • Một phụ nữ nhảy cầu Rạch Miễu tự tử




  • Toan tính cho “đại gia” được trọn “khu đất vàng”










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Bình Dương: Một công nhân cắt tỉa cây xanh chết thảm vì taxi tông

Bình Dương: Một công nhân cắt tỉa cây xanh chết thảm vì taxi tông

Chiếc xe taxi bị móp đầu vì tông người công nhân cắt tỉa cây xanh trên đại lộ Bình Dương.



Vụ tai nạn xảy ra khoảng 5g30 sáng 1.10, trên Đại lộ Bình Dương (TP. Thủ Dầu Một – Bình Dương).


Taxi thuộc hãng xe Hoàng Long đã tông chết anh Nguyễn Văn Hùng (công nhân chuyên cắt tỉa cây xanh thuộc Công ty Becamex IJC ). Người điều khiển chiếc taxi trên là tài xế Lê Duy Tân (36 tuổi, quê Long An).


Theo tài xế Tân, ông chở một vị khách nước ngoài từ TPHCM đi về cao su Phú Giáo, Bình Dương. Khi đến địa bàn TP. Thủ Dầu Một, bất ngờ một người dắt xe đạp từ dải phân cách xuống đường. Do không phản ứng kịp, xe taxi tông vào chiếc xe đạp, sau đó xe đạp đẩy nạn nhân té xuống gây va đập vùng đầu rồi tử vong. Nhân chứng là người khách nước ngoài không có mặt vì lên chiếc taxi khác và đi khỏi hiện trường.


Ghi nhận tại hiện trường cho thấy kéo cắt tỉa cây người công nhân xấu xố văng xuống đường. Gần đó là những phần lá cây xanh vừa cắt tỉa cùng chiếc mũ. Đầu xe taxi hư hỏng khá nặng.


Theo đồng nghiệp của anh Hùng, gia đình anh rất nghèo. Thay vì làm một ca/ngày nhưng gần đây anh thường xin làm liên tục 2 ca. Từ 5 giờ sáng anh đã bắt đầu công việc cầm kéo cắt tỉa cây xanh trên Đại lộ Bình Dương.


Hiện cơ quan điều tra đã đưa chiếc xe về trụ sở giám định làm rõ vụ việc.



Tin bài xem thêm




  • Toan tính cho “đại gia” được trọn “khu đất vàng”




  • Một phụ nữ nhảy cầu Rạch Miễu tự tử




  • Bé gái 4 tuổi bị hành hạ dã man đã ra viện về quê




  • Huế: Phó Chủ tịch xã chết bất thường tại trụ sở











via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Chủ 7 mỏ đá góp 3 tỷ đồng sửa đường cho người dân

Chủ 7 mỏ đá góp 3 tỷ đồng sửa đường cho người dân

Đường Tân Cang đang được sửa chữa.



Toàn bộ kinh phí sửa chữa được dự toán khoảng 3 tỷ đồng do 7 doanh nghiệp đang khai thác đá trong khu vực mỏ đá Tân Cang đóng góp. Công ty cổ phần xây dựng công trình 610 đảm trách thi công và dự kiến công trình sẽ hoàn tất trong khoảng thời gian 30 ngày. Phòng quản lý đô thị Biên Hòa phối hợp cùng UBND xã Phước Tân tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.


Trước đó, tuyến đường Tân Cang liên huyện nối TP Biên Hoà đi huyện Trảng Bom bị xe ben cày nát, để lại nhiều hố sâu chằng chịt, gây ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông. Người dân xã Phước Tân đã dùng nhiều vật dụng dã chiến lập rào chắn không cho loại xe này đi qua.



xem thêm




  • Khuất tất quanh vụ “Thanh tra lại kết quả thanh tra” tại Cty môi trường đô thị Nha Trang




  • Cứu sống thành công một kỹ sư bị xe xúc 14 tấn húc vào bụng




  • 3 xe chở gỗ quá tải “lọt” 5 tỉnh, đến Quảng Trị mới bị phát hiện




  • Nổ lớn trên xe khách, 3 người nguy kịch










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Khuất tất quanh vụ “Thanh tra lại kết quả thanh tra” tại Cty môi trường đô thị Nha Trang

Khuất tất quanh vụ “Thanh tra lại kết quả thanh tra” tại Cty môi trường đô thị Nha Trang

Nội dung số 6 trong đơn tố cáo của công nhân đối với lãnh đạo Cty MTĐT Nha Trang ghi: “Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lương hiệu quả cả quý chia ra mỗi tháng cao hơn lương thực tế. Lương chính thức thực tế và lương hiệu quả của công nhân trực tiếp thấp hơn khoảng 10 lần so với lương của giám đốc”.


Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng ký ngày 14.3.2014 (văn bản số 1390/KL-UBND), ghi: “Tố cáo sai, so sánh lương công nhân trực tiếp với lương của GĐ Lương Khánh Thuận và lương của PGĐ Nguyễn Đăng Khoa, kết quả xác minh đơn tố cáo, năm 2012, lương GĐ Lương Khánh Thuận gấp 3,84 lần, lương PGĐ Nguyễn Đăng Khoa gấp 2,99 lần và 6 tháng đầu năm 2013, lương GĐ gấp 6,4 lần, lương PGĐ gấp 4,95 lần”.


Căn cứ hồ sơ thanh toán lương của Cty MTĐT Nha Trang, năm 2012 thu nhập bình quân hằng tháng của công nhân (tổ 1, đội 1 - tổ có thu nhập cao nhất) bao gồm lương thực tế (3.918.729 đồng/người), thấp hơn lương hiệu quả (4.278.144

đồng/người); thu nhập bình quân của GĐ Lương Khánh Thuận là 62.427.069 đồng (gấp 7,62 lần) và thu nhập của PGĐ Nguyễn Đăng Khoa là 49.217.629 đồng (gấp 6 lần). Riêng 6 tháng đầu năm 2013, lương thực tế của công nhân là 4.209.648 đồng/người/tháng, thấp hơn nhiều so với lương hiệu quả (7.541.555

đồng/người/tháng); trong khi thu nhập bình quân của GĐ Lương Khánh Thuận là 105.921.841 đồng/tháng (gấp hơn 9 lần) và thu nhập của PGĐ Nguyễn Đăng Khoa là 80.688.845 đồng/tháng (gấp gần 7 lần). Tại cuộc họp báo thường kỳ (quý I/2014) do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, thông tin trên cũng đã được PGĐ Sở Tài chính Khánh Hòa Nguyễn Bé xác nhận từ kết quả xác minh của đoàn thanh tra.


Rõ ràng, công nhân tố cáo 2 vị lãnh đạo Cty MTĐT Nha Trang nhận lương “khủng” là hoàn toàn chính xác, nhưng tại sao kết quả thanh tra một đường mà báo cáo kết luận một nẻo? Dư luận băn khoăn trước câu hỏi: Phải chăng có sự dàn xếp trước khi công bố thông tin?


Kết luận lấy được


Đơn tố cáo của công nhân nêu rõ: “Tiền bồi dưỡng độc hại từ tháng 9.2012 đến tháng 12.2013 nhận bằng hiện vật - sữa Trường Sinh - công ty tính giá 17.000 đồng/lon, trong khi giá bán sữa Trường Sinh tại các siêu thị chỉ 15.000 đồng/lon”.


Vấn đề này, văn bản của UBND tỉnh Khánh Hòa kết luận “tố cáo sai, việc mua sữa thực hiện đúng quy trình đấu thầu theo quy định của Bộ Tài chính”.


Nhưng, tại sao kết luận thanh tra không đề cập đến kết quả xác minh giá sữa tại thời điểm mà Cty MTĐT Nha Trang đã mua có đúng với giá thị trường hay không?


Chánh Thanh tra Sở Tài chính Khánh Hòa Nguyễn Thị Ngọc Hoa cho biết: “Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ xác minh đơn tố cáo của công nhân Cty MTĐT Nha Trang gồm 4 thành viên, trong đó có 1 đại diện Sở LĐTBXH. Chúng tôi đã thống nhất phân công cho bà Trần Thị Ngọc Thùy - Phó Trưởng phòng Lao động tiền lương của Sở LĐTBXH - phụ trách xác minh nội dung này, bởi vì đây là vấn đề liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động tại DN”.


Bà Trần Thị Ngọc Thùy khẳng định: “Tôi không có nghiệp vụ kiểm tra giá sữa nên chỉ kiểm tra việc áp dụng quy định của Nhà nước về việc thực hiện chính sách độc hại cho CN. Và theo tôi biết thì đoàn thanh tra đã không kiểm tra, xác minh giá sữa theo khiếu nại của công nhân”.


Thật khó hiểu! Trường hợp này, muốn đảm bảo thực thi trách nhiệm, bà Thùy phải yêu cầu trưởng đoàn tiến hành kiểm tra giá sữa, bởi vì nếu không kiểm tra đối chiếu giá mua sữa với giá thị trường thì làm sao đại diện của Sở LĐTBXH có căn cứ để xác định gần 400 công nhân đã được nhận đủ tiêu chuẩn bồi dưỡng độc hại?


Rõ ràng, rất nhiều khuất tất liên quan đến Chánh Thanh tra Sở Tài chính Khánh Hòa, bởi lẽ bà Nguyễn Thị Ngọc Hoa từng khẳng định với PV Báo Lao Động, rằng: “Năm 2013, Công ty MTĐT Nha Trang đã 2 lần mua sữa đặc có đường, nhãn hiệu Trường Sinh cho công nhân, tổng cộng 66.627 lon với giá 20.295 đồng/lon (lần 1 mua 33.843 lon), với giá 21.500 đồng/lon (lần 2 mua 32.784 lon)”.


Tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2014 do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức, Phó GĐ Sở Tài chính Khánh Hòa Lê Quang Vinh cũng đã né tránh bằng cách trả lời lòng vòng câu hỏi của PV Báo Lao Động liên quan đến trách nhiệm thanh tra các hợp đồng mua sữa.


Những người trong cuộc cũng như công luận và dư luận vô cùng bức xức, nếu như đoàn thanh tra không tiến hành xác minh giá sữa mà vẫn báo cáo với cấp trên “công nhân tố cáo sai” là kết luận… lấy được!







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

3 xe chở gỗ quá tải “lọt” 5 tỉnh, đến Quảng Trị mới bị phát hiện

3 xe chở gỗ quá tải “lọt” 5 tỉnh, đến Quảng Trị mới bị phát hiện

Chở gấp 3 lần tải trọng cho phép, nhưng 3 chiếc xe này vẫn lưu thông trót lọt qua 5 tỉnh mới bị phát hiện (?).



1h sáng 30.9, Trạm CSGT Hải Lăng (thuộc Phòng CSGT tỉnh Quảng Trị) kiểm tra 3 xe đầu kéo chở gỗ mang BKS: 82C-019.85 kéo rơmoóc 82R-000.67 do Nguyễn Đình Nghĩa (SN 1978, trú tại tổ 15, tỉnh Kon Tum) điều khiển; 81M-3590 kéo rơmoóc 81R-000.10 do Hồ Văn Hải (SN 1970, trú tại tỉnh Gia Lai) điều khiển; 82C-007.99 kéo rơmoóc 82R-000.34 do Trương Văn Hùng (SN 1974, trú tại tỉnh Kon Tum) điều khiển. Cả 3 xe đầu kéo trên vi phạm lỗi quá khổ, quá tải (chở gấp 3 lần tải trọng cho phép).


Tài xế các xe vi phạm cho biết đang chở thuê số gỗ này từ tỉnh Kon Tum đến Hải Phòng để tiêu thụ. Như vậy, đến thời điểm bị Trạm CSGT Hải Lăng kiểm tra, 3 chiếc xe quá tải đã lưu thông trót lọt qua 5 tỉnh (Kom Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế) mà không bị phát hiện.


Hiện 3 chiếc xe này đang bị cưỡng chế hạ tải, lập biên bản để xử phạt người điều khiển và chủ lô hàng.



Tin bài xem thêm




  • Ô tô biển xanh bốc cháy ngùn ngụt khi đang đi trên đường




  • Nghệ An: Phát hiện xác chết nổi trên kênh




  • Tiểu thương chợ Tân Bình phản đối xây chợ mới




  • Dân chặn xe quá tải “cày” nát đường










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thí điểm 2 bãi giữ xe miễn phí cho khách đi xe buýt

Thí điểm 2 bãi giữ xe miễn phí cho khách đi xe buýt

Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM, nhằm phục vụ hành khách đi xe buýt tại một số đầu mối trung chuyển xe buýt, từ ngày 1.10, Thành phố sẽ đưa vào hoạt động thí điểm hai bãi giữ xe hai bánh miễn phí tại ga xe buýt Sài Gòn - Khu B Công viên 23.9 và ga hành khách xe buýt Quận 8 (số 397 quốc lộ 50, Phường 5, Quận 8).


Đối tượng phục vụ là học sinh, sinh viên đi xe buýt. Thời gian phục vụ từ 4h30 đến 22h hàng ngày.


Hành khách phải tuân thủ các quy định: Phải xuất trình thẻ học sinh, sinh viên khi vào bãi giữ xe; khi lấy xe ra khỏi bãi, phải xuất trình và nộp 2 vé đi xe buýt dành cho học sinh, sinh viên cho nhân viên giữ xe tại bãi. Nếu không có vé đi xe buýt hoặc gửi quá thời gian nói trên thì người gửi phải trả phí trông giữ xe theo quy định.



Tin bài xem thêm




  • Ô tô phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt khi đang đi trên đường




  • Chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành thu, xả nước các công trình thủy điện, thủy lợi - Bài 2: Các địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”




  • Kiến nghị xây cầu vượt ở ngã tư Dầu Giây đi Tây Nguyên




  • Nghệ An: Phát hiện xác chết nổi trên kênh










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Ô tô biển xanh bốc cháy ngùn ngụt khi đang đi trên đường

Ô tô biển xanh bốc cháy ngùn ngụt khi đang đi trên đường

Lưng đất chủ tịch, túi tiền bộ trưởng


Lưng đất chủ tịch, túi tiền bộ trưởng


Đào Tuấn

Hồi đầu tháng 9, câu chuyện Chủ tịch tỉnh Bình Dương thu nhập “khủng” “50 triệu đồng mỗi ngày” đã gây sốc dư luận. Còn sốc nữa khi biết “người dân Lê Thanh Cung” bị “từ trên trời rơi xuống” hàng chục hécta caosu. Trong đó có phần đất của Công ty Sobexco, của lâm trường Long Nguyên, của…







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Ô tô phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt khi đang đi trên đường

Ô tô phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt khi đang đi trên đường

Lưng đất chủ tịch, túi tiền bộ trưởng


Lưng đất chủ tịch, túi tiền bộ trưởng


Đào Tuấn

Hồi đầu tháng 9, câu chuyện Chủ tịch tỉnh Bình Dương thu nhập “khủng” “50 triệu đồng mỗi ngày” đã gây sốc dư luận. Còn sốc nữa khi biết “người dân Lê Thanh Cung” bị “từ trên trời rơi xuống” hàng chục hécta caosu. Trong đó có phần đất của Công ty Sobexco, của lâm trường Long Nguyên, của…







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Vụ 17 năm đi kiện đòi được đền bù đất: Cty Hàng Hải sử dụng đất “trái phép” vượt xa với đền bù

Vụ 17 năm đi kiện đòi được đền bù đất: Cty Hàng Hải sử dụng đất “trái phép” vượt xa với đền bù

Cty Hàng Hải đã mở rộng bãi chứa container nhưng không đền bù thỏa đáng cho dân.




Thu hồi nhiều đền bù ít




Gia đình ông Địch và ông Lộ, có 3 thửa ruộng khoảng (4ha) do ông bà nội khai phá từ trước năm 1975 thuộc xã Phước Long (nay là P.Phước Long A), Q.9, TPHCM. Sau năm 1975, hai ông giao khu đất cho hợp tác xã (HTX) Phước Long mượn khai thác. Đến năm 1987, HTX giải thể và trả lại số đất trên cho hai ông. Năm 1992, Cty quản lý nhà Thủ Đức thu hồi một phần diện tích khu đất để giao cho Cty Gemadept (sau này là Cty Hàng Hải). Năm 2001, hai ông đã nhận một phần tiền đền bù của khu đất trên. Tuy nhiên, hai ông vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại gửi tới cơ quan chức năng kêu cứu để đòi lại phần đất 4.760m2 đã bị thu hồi làm Dự án container nhưng không tính.


Theo Cty Hàng Hải diện tích đất đã đền bù thuộc Dự án container là 73.607m2, trong đó diện tích lộ giới 7.951m2, diện tích trong quy hoạch 65.656m2. Tuy nhiên, qua đối chiếu giữa Công văn số 570/CV-UB-QLĐT của quận 9 về đền bù, giải tỏa thuộc Dự án container lại cho kết quả ít hơn. Cụ thể, tổng diện tích 70.967m2 trong đó diện tích trong quy hoạch 63.016m2, gồm diện tích kiểm kê 55.393m2 và diện tích Cty Hàng Hải tự đền bù 7.623m2.


Qua kiểm tra đối chiếu hồ sơ đền bù 65.656m2 do Cty Hàng Hải cung cấp, Thanh tra TP phát hiện phần diện tích 7.623m2 Cty Hàng Hải báo cáo tự đền bù từ năm 1992 thì thấy trùng thửa vào diện tích đất của hai nông dân khác, không đúng lô thửa quy định. Do đó, diện tích thực mà Cty Hàng Hải đền bù chỉ là 63.373m2 không phải 65.656m2 như Cty báo cáo. Còn về vị trí thực tế Cty Hàng Hải đền bù cũng không đúng lô thửa theo bản đồ hiện trạng vị trí số 26794/ĐĐ. Cụ thể, diện tích đền bù của Cty Hàng Hải chỉ có 57.889m2/65.656m2 là đúng quy hoạch; diệt tích còn lại là đền bù thừa, trùng lặp, không đúng lô thửa, ra ngoài ranh lên đến 6.583m2; đền bù chưa đủ diện tích lô thửa là 6.099m2.


Vượt diện tích gần 4.000m2


Do vậy, thực tế nếu tính cả diện tích đất đã bàn giao cho các đơn vị (24.964m2) thì Cty Hàng Hải đang sử dụng 67.312m2 mà diện tích đền bù chỉ là 63.373m2, nhiều hơn số liệu thực là 3.939m2.


Từ báo cáo của thanh tra, mới đây UBND TPHCM đã có công văn số 4780/UBND-PCNC giao Cục Thuế TPHCM và UBND quận 9 kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước trong việc cho thuê đất làm kho bãi container của Cty Hàng Hải... Cùng thời điểm, UBND TP cũng có Công văn số 4780/UBND-PCNC về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường đất của ông Nguyễn Văn Địch và ông Nguyễn Văn Lộ. Giao UBND quận 9 kiểm tra, xem xét giải quyết bồi thường hỗ trợ của ông Địch thêm 2.316m2 và ông Lộ thêm 2.444m2. Đồng thời UBND TP giao Trung tâm đo đạc xác định đơn vị nào tham gia Dự án Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Địch và ông Lộ theo đúng quy định.








via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Ý thức có trước

Ý thức có trước
Sau khi Sở Công Thương báo cáo, một bác ở Ban TG tính toán, với quy mô phát triển của thủ đô phải cần từ 1.500 - 2.000 siêu thị và trung tâm thương mại. Thật là một con số kỳ vĩ theo kiểu “đếm cua trong lỗ”. Ngần ấy dân thì ngần ấy điểm bán lẻ là quá đáng về mặt… lý thuyết. Có điều, các bác quên thực tế là có mấy siêu thị và trung tâm thương mại xây lên từ các chợ cũ hiện tại hoàn toàn vắng khách, có nơi đã chuyển sang hoạt động văn hoá, xã hội.

Tuy nhiên, Hà Nội không ủng hộ phương án hàng rong, chợ vỉa hè, kể cả quan điểm vì người nghèo trong dịch vụ bán lẻ. Quan điểm đó quá đúng, chả cần bàn. Nhưng muốn bỏ cũ, theo mới thì vấn đề đầu tiên của các bác TG là hãy tuyên truyền giáo dục cách gì để dân có ý thức như các bác đã!!!





Tin bài liên quan




  • Công bố kỷ lục cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam




  • Phía sau, còn nhiều việc phải làm!




  • Nghi án tiệm cắt tóc bốc hỏa làm 2 người thương vong ở Bình Dương




  • Hai học sinh chết đuối khi tắm biển




  • Đề xuất mở chuyến bay quốc tế đến Quảng Bình




  • Tặng bằng khen cho nhân viên cứu đoàn tàu bằng xe ôm




  • Bộ Tư lệnh Quân khu 3 trả lời đơn kiến nghị




  • Dân chặn xe quá tải “cày” nát đường











via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử