Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng được 17 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp và thủ công tập trung.
Vì sao có hiện tượng hệ thống giết mổ công nghệ hiện đại chỉ hoạt động cầm chừng, trong khi đó nhu cầu của người dân về thịt sạch vẫn thiếu? Thành phố đang có 5 cơ sở giết mổ công nghiệp thì có 3 cơ sở tạm ngừng hoạt động, 1 cơ sở hoạt động cầm chừng và 1 cơ sở hoạt động chưa được 25%. Một ví dụ điển hình là Cty TNHH Minh Hiền đã đầu tư khu giết mổ tập trung từ 4 năm nay để đón nhận các hộ tại lò giết mổ Thịnh Liệt chuyển về, nhưng đến nay, khu giết mổ còn trống 20 ô chưa có hộ vào.
Một thực tế là các doanh nghiệp (DN) tham gia vào đầu tư xây dựng được hưởng một số cơ chế ưu đãi nhưng bản thân DN cũng không mặn mà thực hiện. Từ khi hoàn thành đến phê duyệt dự án cần một thời gian quá dài với nhiều thủ tục như một công ty đợi quá trình phê duyệt dự án với thủ tục đầu tư, khiến cho kinh phí từ khi xây dựng dự án đến nay tăng gấp 2 lần. Nhiều chủ đầu tư còn lo ngại: Khi xây dựng xong khu giết mổ tập trung, các điểm giết mổ nhỏ lẻ cạnh tranh khiến cơ sở giết mổ công nghiệp không thể hoạt động…
Phải thừa nhận công tác quy hoạch giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù thành phố đã quan tâm xây dựng những cơ sở giết mổ công nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực tế, người dân thủ đô vẫn chịu cảnh sử dụng thực phẩm gia súc, gia cầm thiếu an toàn từ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát thật đáng lo ngại.
via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét