PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tiếng thạch sùng tặc lưỡi trong đêm...

Tiếng thạch sùng tặc lưỡi trong đêm...

Tiếng thạch sùng tặc lưỡi trong đêm...


Đầu giờ chiều ngày 19.6.2014, tôi loay hoay mãi mới tìm ra địa điểm cuộc tọa đàm do Tạp chí Pháp luật và Phát triển tổ chức về nghiên cứu xây dựng hệ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá độc lập tư pháp ở Việt Nam. Khi được diện kiến với những người thầy, đồng nghiệp, tôi được gặp lại TS. Nguyễn Thị Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Bà là một khách hàng đáng kính của tôi trong vụ án hình sự xảy ra tại Công ty xuất nhập khẩu Legamex năm nào.



Trong không gian của một buổi tọa đàm khoa học, với nhiều ý kiến ưu tư, trăn trở trước những vấn đề liên quan thực trạng nền tư pháp nước nhà, mọi người như lặng người khi bà Nguyễn Thị Sơn tâm sự về những trải nghiệm của chính cuộc đời bà về chân lý và công lý. Bất ngờ, bà kể lại câu chuyện về gần mười tháng nằm trong buồng giam của Trại tạm giam Chí Hòa sau khi vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Công ty Legamex được khởi tố và bà bị bắt vào ngày 10.6.1994. Bà chia sẻ trong tâm trạng đầy xúc động với những người dự khán, trong đó nhiều người không biết đến vụ án này, về cuộc đấu tranh kiên trì về mặt pháp lý với sự tham gia của tôi với tư cách luật sư bào chữa chứng minh sự vô tội của bà. Cuối cùng, bản chất sự thật khách quan của vụ án cũng được làm sáng tỏ, sau khi bà được trả tự do vào ngày 6.4.1995, phải mất gần ba năm sau vụ án mới được đình chỉ điều tra. Từ đó, với nền tảng tri thức sẵn có, nuôi ý chí quyết tâm học luật trong và ngoài nước khi ở vào độ tuổi đã lớn, bà đã trở thành người tích cực vận động, thành lập và đứng đầu Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đóng góp nhiều công sức trong việc trang bị các kiến thức pháp luật cho các doanh nhân trong nước khi bước ra sân chơi hội nhập quốc tế.


Những lời tâm sự của bà đưa tôi trở lại những tháng ngày hành nghề vất vả tròn hai mươi năm trước đây. Tôi còn nhớ như in bên cạnh những khó khăn khi tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự thu hút sự quan tâm, can dự của nhiều cấp, nhiều ngành, lại phải vật lộn biện tranh quan điểm về đánh giá có hay không hậu quả thiệt hại trong hành vi bị quy buộc cố ý làm trái. Sau khi được trả tự do, tôi nhớ nhiều đêm, khi đến nhà bà nằm trên con đường nhỏ ở trung tâm quận 1, được che chở bởi những hàng cây me cao lớn che phủ, lục tìm từng trang tài liệu, chứng cứ, hệ thống lại quan điểm, luận cứ bào chữa. Bà kể lại cho tôi nghe về tâm trạng của một phụ nữ khi chồng mất sớm vì bạo bệnh, một nách gồng gánh nuôi năm đứa con. Biết bao đêm khóc hết nước mắt vì không được gặp mặt gia đình, bà vẫn bàng hoàng không tin được tai họa lại giáng xuống đầu mình và quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp bỗng chốc bị hình sự hóa ngay tại một địa phương đi đầu trong đổi mới thể chế quản lý kinh tế như ở TP.HCM? Trong phòng tạm giam gần 40 con người, với đủ mảnh đời, số phận khác nhau, có nhiều lúc bà bi quan do ngồi bó gối nhiều ngày, di chứng của bệnh thấp khớp nặng khiến đầu gối sưng đỏ, rồi tự mình hoang mang đặt câu hỏi liệu có công lý thật sự trên cuộc đời này không? Đến khi nhận thức được chỉ có thể giải thoát sự đọa đầy, giam hãm về thể xác bằng nội lực ý chí quyết vượt qua nghịch cảnh, bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho những người phụ nữ cùng hoàn cảnh.


Sau buổi tọa đàm, nhân chuyện trao đổi những tập sách ghi nhận tâm trạng của tôi trên chuyên mục “Khung cửa Tư pháp” hàng tuần, bà gửi tặng tôi cuốn tự truyện về tình yêu, gia đình và sự nghiệp. Những dòng chữ trong quyển sách nhỏ chứa đựng một sức nặng khủng khiếp về những nỗi ám ảnh. Trong những đêm ngóng đợi, nghĩ suy về cuộc đời, nỗi cô quạnh của một người phụ nữ sớm phải gánh vác cả trách nhiệm làm chồng, làm cha, bà dõi theo những tiếng tặc lưỡi của con thạch sùng. Bất ngờ vào một buổi chiều thứ bảy, một con thạch sùng rơi từ trên trần nhà xuống, khiến bà hốt hoảng sợ hãi hất tung cả quyển sách được giám thị cho phép mang vào đọc. Mọi người vội nói với bà, con thạch sùng rơi xuống như vậy có thể là điềm báo một tin tốt lành sẽ đến. Quả thật, sáng hôm sau, lần đầu tiên bà được gọi ra gặp mặt các con kể từ ngày bị tạm giam. Sau thời gian ngắn ngủi ôm các con vào lòng khóc nức nở, bà trở lại buồng giam, bày thức ăn các con gửi vào để cúng thánh thần, ba điếu thuốc lá thay cho những cây nhang. Bà khấn nếu được về, bà sẽ xuống tóc đi tu, ba điếu thuốc cháy hết mà tàn vẫn thẳng, mọi người bảo thần linh đã chứng giám lời khấn của bà…


Gần mười tháng bị tạm giam, cũng vào một đêm thứ bảy, bà không làm sao ngủ được, nghe tiếng thạch sùng tặc lưỡi cả đêm, hy vọng sáng mai sẽ được gặp người nhà. Trong lúc chờ đợi buồn bã cả ngày, khoảng 5 giờ chiều, cánh cửa buồng giam xịch mở, mọi người reo lên khi giám thị đọc tên bà! Bà nghe mà như người bị mộng du, phải mất mấy phút sau mới thật sự hiểu được là mình đã được trả tự do. Thực hiện lời khấn năm nào, bà xuống tóc, quy y tại gia, nhưng rồi với ý chí và sức mạnh nội lực, bà tiếp tục dấn thân và mong muốn chia sẻ với đội ngũ doanh nhân đang ngày đêm vật lộn với thương trường khốc liệt. Bà kể sau này khi cuộc sống đã ổn định, thỉnh thoảng bà vẫn nghe tiếng tặc lưỡi của con thạch sùng, y rằng hôm sau nhà có khách. Trước đây bà rất sợ thạch sùng, còn bây giờ, bà dặn các con và người giúp việc đừng bao giờ xua đuổi chúng.


Nắm chặt bàn tay bà trong tình cảm xúc động gặp lại sau hai mươi năm, trong tâm trí tôi, tiếng tặc lưỡi của những con thạch sùng trong đêm có thể đã trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời bà, nhưng cũng là niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp, may mắn và tử tế còn lại trên cuộc đời này…



xem thêm




  • “Đất nước phải lo kế lâu dài”




  • Trong một cuộc giao lưu




  • Ca sĩ Thái Thùy Linh ủng hộ Lệ Rơi




  • Nhiều bất cập về thủy điện, di dân tự do và buôn lậu gỗ




  • 12.000 sinh viên Hà Nội tham gia Tiếp sức mùa thi năm 2014




  • Đường sắt Bắc – Nam bị sạt lở nghiêm trọng




  • Cơm miễn phí “tiếp sức” sĩ tử khó khăn trong kỳ thi ĐH-CĐ năm 2014




  • “Sốt” với bài văn của học sinh khiến cô giáo trầm trồ thán phục










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét