PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Gặp lại cô gái với tình yêu Trường Sa bất diệt

Gặp lại cô gái với tình yêu Trường Sa bất diệt

Sau hơn một năm, chúng tôi gặp lại Ngô Thị Thanh - nhân vật chính trong bài viết “Cô gái núi Tản “khát” Trường Sa” đăng trên Báo Lao Động. Thanh giờ đã trưởng thành và có cách nhìn nhận chín chắn hơn về cuộc sống. Song, tình yêu mà cô dành cho Trường Sa và những người lính hải quân vẫn sâu đậm và ngày càng gắn bó.



Bây giờ, Ngô Thị Thanh không khác nhiều về ngoại hình, vẫn trẻ trung, đôi mắt lanh lẹ, thông minh. Tuổi thơ của cô gắn với chuyện về người lính, mà bố cô - một cựu binh từng trải, từ chính những mạch nguồn yêu thương của một gia đình giàu truyền thống cách mạng thuộc xã Phong Vân (huyện Ba Vì, Hà Nội).


Thanh có sở thích đặc biệt mà hồi nhỏ ít anh, chị em nào quan tâm là cô có thể ngồi cả ngày nghe bố kể chuyện người lính, chiến trường. “Mỗi lần nghe bố kể, mình lại cảm nhận được những ấn tượng khác, sinh động và hấp dẫn lắm” - Thanh tâm sự. Rồi, tình yêu Thanh dành cho người lính ngày một lớn dần, khi cô xa quê đi học đại học. Những lá thư viết cho người lính hải quân ở Trường Sa đã bồi đắp thêm trong tâm hồn cô sinh viên Ngô Thị Thanh lúc bấy giờ nỗi khát khao Trường Sa, thể hiện qua những cuốn nhật ký.


Tản văn đầu tiên “Viết cho người tôi yêu” của Thanh được đăng trên báo Hải quân (12.2009) viết về người lính đảo Trường Sa. Sau đó, tập “Em kể anh nghe chuyện đất liền” ra đời với hơn 100 bức thư đã ghi lại những cảm xúc của cô sinh viên với đảo xa. Thanh luôn khao khát được một lần ra với Trường Sa. “Mình sẽ rất vui và hạnh phúc, nếu như được ra Trường Sa công tác, nếu không thì chỉ cần một lần ra đó cũng được” - Thanh chia sẻ.


Hiện tại, dù công việc bận rộn, nhưng với cô gái sinh năm 1987, vẫn luôn dành sự quan tâm đến quần đảo Trường Sa. Cô cũng đặc biệt quan tâm đến sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển của Việt Nam. “Mình cũng lo lắm cho biển, đảo của tổ quốc, nhưng tốt nhất lúc này, chúng ta cần lao động, học tập tốt để sẵn sàng khi tổ quốc cần” - Thanh chia sẻ. THÙY LINH







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét