PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Gia Lai: “Cát tặc” lộng hành vì không có chủ tịch huyện?

Gia Lai: “Cát tặc” lộng hành vì không có chủ tịch huyện?

Trải dài theo suối Ia Doal (thôn 2, xã Hòa Phú), 4 xưởng cát của 4 ông chủ phân chia “lãnh thổ” khai thác rõ ràng. Mỗi bến bãi được “tập kết” hàng nghìn mét khối cát chất cao từng đống.


Tại bãi cát thứ nhất, máy hút cát nổ liên hồi, nhân công xúc đến đâu cát dưới suối lại được vòi rồng hút lên đến đó. Hàng trăm lượt xe tải cũng không làm vơi đi đống cát đồ sộ ở đây. Cách đó 10m, ngôi nhà ximăng cốt thép được xây dựng để nhân công ăn ở... Chủ bãi này là ông Nguyễn Văn Tâm (SN 1959), sống tại tỉnh Kon Tum, nhưng qua Gia Lai “đầu tư” khai thác cát trái phép vì nguồn lợi quá lớn. Bến bãi thứ hai do ông Vương Nhất Thắng làm chủ. Giữa bãi là một căn nhà tạm được dựng sẵn, xung quanh cây cối ngã rạp, đất đai sạt lở vì ông chủ ở đây dùng máy Kobelco đào cát, xịt vòi rồng thẳng vào vách núi hút cát. Cát càng được chất đầy, vườn caosu của các hộ dân càng bị thu hẹp.


Bãi cát thứ ba do ông Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 1978) làm chủ. “Công trường” cát ở đây được hình thành từ hai bãi cát lớn gộp lại, bao quanh bởi những chiếc máy hút, vòi rồng, dây dợ. Những thửa ruộng xung quanh bị bồi lấp nham nhở, cháy khô khốc vì bị chặn dòng. Được chính quyền “ưu ái” làm ngơ, ông chủ ở đây cho người xây tường gạch xung quanh, ung dung khai thác. Cát được hút, múc vô tội vạ bất chấp lệnh cấm từ UBND tỉnh. Ông Lê T.B - người dân thôn 2 - than thở, các bãi cát đã làm sạt lở hơn 2.000m2 đất rẫy của gia đình, nhiều hộ dân khác cũng chung số phận. Người dân nhiều lần phản ánh, nhưng chính quyền không giải quyết... Hoạt động rầm rộ, quy mô lớn hơn nhất là bến bãi của ông Nguyễn Văn Phương (tên thường gọi là Tý). Thời điểm PV xâm nhập, máy hút cát ầm ầm nổ, các ống vòi rồng đua nhau “đục khoét” suối Ia Doal.


Bất lực


Ông H.B (trú thôn 2, xã Hoà Phú) cho hay, nước từ suối Ia Doal sau khi tưới vườn càphê thì đọng lại ở gốc cây một lớp đất sét. “Vườn càphê, cao su héo quắt, ruộng lúa phải bỏ hoang bởi nạn “cát tặc” - ông H.B nói.


Tại bãi cát thôn 3, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh), ông chủ tên Thương khẳng định, ai muốn mua bao nhiêu, lúc nào cũng có. Đồng thời không quên cho PV số điện thoại (0164.2621.3790164.2621.379 ) “để dễ liên lạc và giới thiệu cho những ai có nhu cầu”. Điều lạ, bãi cát này chỉ cách QL14 chưa đến 150m.


Trên địa bàn có tình trạng khai thác cát trái phép - đó là khẳng định của ông Lê Xuân Dũng - Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường (huyện Chư Păh). Ông Dũng cho rằng, “cát lậu” xuất hiện nhiều vì lực lượng TNMT không đủ cán bộ để theo dõi địa bàn.


Những “công trường” cát mà PV xâm nhập đều hoạt động từ 4 - 5 năm nay, nhưng không bị xử lý khiến dư luận đặt câu hỏi: Chính quyền huyện Chư Păh bất lực hay đã “bắt tay” với “cát tặc”?


Ông Hồ Mậu Long - Trưởng phòng Tài nguyên - Khoáng sản (Sở TNMT) khẳng định, huyện nào để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép thì chủ tịch UBND huyện đó phải chịu trách nhiệm, bị xử lý. Tréo ngoe thay, huyện Chư Păh đang trống vị trí chủ tịch huyện vì ông chủ tịch đã được điều động lên đảm nhiệm một chức vụ khác ở Sở Kế hoạch - Đầu tư… thế nên “cát tặc” nghiễm nhiên vẫn còn đất sống.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét