PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Ông Tư Bốn “ăn tết”

Ông Tư Bốn “ăn tết”

Ngày 27 tết, nhân đi công tác ngang tỉnh Tiền Giang, tôi ghé nhà thăm ông ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo. Ông không có nhà, người nhà cho tôi biết, ông đang “ăn tết” ở Nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình. Ra nghĩa trang liệt sĩ xã, tôi chứng kiến cảnh “ăn tết” lạ lùng mà tôi chưa từng thấy. Trong khuôn viên nghĩa trang, trong nhà tiếp đón gia đình liệt sĩ, có khoảng 30 bàn tiệc, khách phần lớn là người lớn tuổi. Tôi đến muộn, nên không thấy cảnh thắp nhang trên các ngôi mộ, mọi người đã vào nhà tiếp đón gia đình liệt sĩ để “ăn tết”.


Sau đó tôi được biết, Nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình là nghĩa trang cấp xã khang trang nhất ở vùng Tây Nam Bộ, có cả nhà quản trang và khu vực tiếp đón gia đình liệt sĩ. Khoảng 400 ngôi mộ được ốp gạch trắng xếp quanh tượng đài chính được xây dựng khá thẩm mỹ, có cả bia ghi danh các anh hùng, liệt sĩ. Dọc theo các lối đi và bao quanh nghĩa trang là các loại cây xanh quen thuộc trong vùng, được chăm sóc tốt. Kề bên khu mộ là nhà quản trang và nhà đón tiếp gia đình liệt sĩ. Bí thư Đảng ủy xã Thanh Bình - ông Bùi Văn Hai - cho biết, nghĩa trang liệt sĩ xã được xây dựng cách đây hơn 4 năm, chi phí gần 1 tỉ đồng, từ công sức vận động của ông Tư Bốn. Năm nào cũng vậy, vào ngày 27 tết, ông Tư Bốn cùng chính quyền xã tổ chức cho hơn 300 gia đình liệt sĩ trong xã về đây viếng người thân và ăn tết. “Hiện nguồn kinh phí vận động còn gửi ngân hàng khoảng 350 triệu đồng, mỗi năm lấy tiền lời cũng đủ tổ chức tết” - ông Bùi Văn Hai cho biết.


Như trong một gia đình


Ông Tư Bốn không ngồi bàn tiệc, mà đi hết bàn này tới bàn khác để thăm hỏi các gia đình liệt sĩ. Ông cho biết, do từng có thời gian dài chiến đấu tại xã nhà trước khi được rút về đại đội vệ binh bảo vệ Tỉnh ủy, nên hầu hết các liệt sĩ trong xã đều từng là bạn chiến đấu của ông. Khi còn công tác, ông không có thời gian chăm lo cho các đồng đội đã ngã xuống, giờ về nghỉ hưu ông có điều kiện để làm điều đó, cụ thể là xây dựng nơi yên nghỉ cho các anh thật tươm tất và làm giỗ liệt sĩ hằng năm. Ông cũng đứng ra vận động xây dựng nhà tình nghĩa, cấp học bổng cho nhiều gia đình, con cháu các liệt sĩ. Một tuần trước tết, tại nhà ông đã diễn ra buổi phát quà tết cho 85 gia đình khó khăn nhất xã, do một nhà hảo tâm ở TPHCM tài trợ. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy có cả các nghệ sĩ chuyên nghiệp từ TPHCM đến biểu diễn phục vụ bà con. Họ đến đây phục vụ vì cái tình của ông Tư Bốn chứ hoàn toàn không lấy đồng thù lao nào.


Có mặt tại buổi giỗ, dì Nguyễn Ngọc Anh cho biết, chồng dì là ông Nguyễn Văn Sum từng là đồng đội và đi chiến đấu một lượt với ông Tư Bốn. Bản thân dì cũng từng làm giao liên cho ông Tư Bốn. Chồng dì hy sinh tại xã nhà vào tháng 3.1975, chỉ hơn 1 tháng trước ngày quê hương được giải phóng. Ngày giỗ chồng dì, năm nào ông Tư Bốn cũng đến dự. Năm nào, dì cũng chờ đến ngày 27 tết để về dự giỗ liệt sĩ ở đây, để gặp gỡ các gia đình liệt sĩ, thăm hỏi, chia sẻ trong cuộc sống… Còn dì Dương Thị Tư năm nay đến lễ giỗ với niềm vui mới - dì vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Cả hai người con trai của dì đều hy sinh trong giai đoạn sau Tết Mậu Thân. Dì cho biết, tuy không có họ hàng, nhưng dì luôn xem ông Tư Bốn như ruột thịt.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét