PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Bao giờ sửa “sổ đỏ” cho bà Mai?

Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Bao giờ sửa “sổ đỏ” cho bà Mai?

Điều khôi hài là hai nhà rạch ròi như thế này mà vẫn bị chính quyền cấp sổ đỏ chồng lấn lên nhau. Ảnh: Nguyễn Lộc



Thậm chí, cả đến khi Báo Lao Động hết gọi điện trực tiếp cho Phó Chủ tịch quận, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường, cho đến công văn của báo gửi đến, nhưng vẫn chỉ là sự im lặng đáng sợ.


Ngày 3.9.2014, Báo Lao Động nhận được đơn đề nghị của bà Phạm Thị Mai ở số 90 đường Giáp Bát, phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) về việc sửa đổi lại “sổ đỏ”. Theo đơn này, năm 1997, bà Mai và bà Mùi (nhà 92 đường Giáp Bát) thoả thuận việc đổi diện tích cho nhau để thuận tiện cho việc xây dựng nhà. Cùng năm đó, hai nhà đã cùng xây dựng theo đúng thoả thuận và trong bản đồ địa chính của phường năm 2000 đã thể hiện đúng hiện trạng hai nhà đang sử dụng.


Đến năm 2013, khi gia đình bà Mai ra phường xin cấp phép xây dựng mới phát hiện phần diện tích của bà Mùi đã hoán đổi cho mình nhưng vẫn thể hiện ở “sổ đỏ” của bà Mùi (cấp năm 2006). Một phần trách nhiệm của sự việc này thuộc bà Mai, bà Mùi khi việc hoán đổi này không thông báo cho chính quyền sở tại. Nhưng điều đáng nói là, bản đồ địa chính của phường năm 2000 đã thể hiện hiện trạng này, nhưng tại sao mãi đến năm 2006 khi cấp “sổ đỏ” chính quyền sở tại vẫn làm theo bản đồ cũ?


Câu hỏi này chúng tôi đặt ra bởi, trước khi cấp “sổ đỏ”, về nguyên tắc, các cơ quan chuyên môn phải đo đạc lại thực tế và đều phải có sự xác nhận của chính quyền phường trước khi chuyển lên quận... Vậy, phải chăng việc cấp “sổ đỏ” này đã bỏ qua tất cả những bước bắt buộc này?


Mặt khác, khi phát hiện việc “râu ông này cắm cằm bà kia”, cả hai hộ này đều xác nhận sự nhầm lẫn này nhưng vẫn không được cơ quan chức năng giải quyết. Khi dân làm đơn đề nghị, hết phường kính chuyển lên quận, còn quận lại nói dân quay về phường. Vòng luẩn quẩn này khiến dân chịu không thấu, dù đã phải năn nỉ cán bộ ở phường đủ kiểu. Lúc này, họ buộc phải làm đơn gửi từ Chủ tịch phường cho đến Bí thư Quận uỷ (tháng 9.2014) và Báo Lao Động, nhưng cho đến nay mọi việc đâu vẫn hoàn đấy.


Nhận được đơn thư, thấy vụ việc không quá phức tạp, chúng tôi gọi điện trực tiếp đến Phó Chủ tịch quận phụ trách địa chính để đề nghị sớm giải quyết cho dân. Ông Phó Chủ tịch giới thiệu xuống Trưởng phòng TNMT. Chúng tôi lại tiếp tục gọi điện và nhận được những lời hứa sẽ sớm giải quyết. Ngày tháng trôi đi, không thấy tiến triển, chúng tôi lại tiếp tục liên lạc với 2 vị lãnh đạo này, nhưng mọi việc vẫn chỉ là... hứa. Thấy không tiến triển, chúng tôi đã lần lượt làm 2 công văn (số 23 và số 1503/2014/BBĐ ngày 27.10.2014 và ngày 26.1.2015) đề nghị quận Hoàng Mai sớm giải quyết. Nhưng rất tiếc, cả 2 công văn này vẫn không được quận hồi âm.


Chúng tôi thiết nghĩ, đã đến lúc UBND TP.Hà Nội và Sở TNMT cần vào cuộc làm cho rõ: Quy trình cấp “sổ đỏ” cho 2 hộ ở số 90 và 92 đường Giáp Bát có đúng hay không? Nếu sai thì sai như thế nào và ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này. Đồng thời, để rút kinh nghiệm chung cho toàn TP, cần thiết phải thanh tra lại cả quy trình cấp “sổ đỏ” trong những năm gần đây ở quận Hoàng Mai có theo kiểu “ngồi ở quận mà vẽ” không? Bởi tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân chính khiến khiếu kiện kéo dài ở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét