PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Ước chi… Đà Nẵng

Ước chi… Đà Nẵng

Cứ nghĩ, khi hai cô gái tóc vàng trải tấm drap màu trắng trên bãi cỏ xanh của công viên nằm giữa những tòa nhà cao ngất, các chú chim bồ câu sẽ bay toáng lên. Nhưng không, hình như "họ" đã thỏa thuận với nhau rằng, ai nằm thì cứ việc nằm, còn ai đủng đỉnh dạo chơi thì cứ việc theo cách của mình. Bởi, khi các cô gái đã nhanh chóng nằm sải tay ngắm nhìn trời mây, thì các chú bồ câu cũng chỉ né qua chút xíu, rồi lại tiếp tục lững thững bước đi tìm thức ăn như chưa có bất cứ điều gì xảy ra...


Ở Brisbane và các thành phố mà tôi đã đi qua ở Úc có cuộc sống rất đáng được mơ ước. Rất hiếm khi bắt gặp nét mặt của sự khắc khổ, ưu tư, buồn nản, cũng không thấy cảnh ồn ào, cãi vã nhau ở bất cứ nơi nào. Hình như dân Úc không có thói quen xởi lởi khi gặp nhau. Sự thân thiện được thể hiện rất mực qua ánh nhìn và nét mặt lúc nào cũng phảng phất nụ cười bao dung.


Đường phố ở Brisbane lúc nào cũng sạch bóng. Có phần do ý thức của người dân, nhưng quyết định là sự quản lý của cơ quan vệ sinh môi trường. Cứ cách nhau chừng 30 - 40 mét có một thùng rác công cộng, và cứ vào khoảng trên dưới 60 phút, một nhân viên vệ sinh đẩy công cụ chuyên dùng cầm tay đi qua phần vỉa hè mình phụ trách. Trên tất cả các tuyến phố đều được lắp đặt những hàng ghế như thế để người đi bộ ngồi nghỉ chân.


Chou Wan, một người Úc gốc Hoa ở Brisbane đã nói với tôi : "Ông đừng sợ ai đó sẽ quấy rầy mình. Chúng tôi đang sống trong một thành phố mà mọi sự lo sợ gần như không có. Lúc này (tầm 9 giờ) những người trẻ, nếu không ở trường thì đang làm việc ở đâu đó. Còn những người lớn tuổi, ngồi nghỉ chân bên đường là những người đã làm xong phần việc của đời mình. Chúng tôi mỗi tuần làm việc 6 ngày, và, mỗi ngày 6 giờ. Ngoài thời gian ấy giá lao động sẽ rất cao. Vì, với mức sống đã khá tốt, rất ít người dân Brisbane muốn làm thêm việc ngoài giờ".


Hai cháu sinh viên theo suốt cuộc hành trình của tôi, một ở Hà Nội và một tại thành phố Hồ Chí Minh,vừa tốt nghiệp thạc sĩ đã có một nhận xét rất thú vị khi cho rằng, với các bác tài ở bên này, cái dễ thấy nhất vẫn là nụ cười và cái gật đầu rất khẽ mỗi khi chúng ta bước lên hoặc xuống xe. Vẫn với đề tài ấy, một cháu đã kể, theo đó, có một lần cháu chứng kiến một bác tài nổi giận khi một hành khách không quẹt thẻ. Bác ấy nhắc, thay vì phải xin lỗi, anh hành khách nói một câu xúc phạm gì đó. Bác tài lập tức cho dừng xe, nói lời xin lỗi hành khách, rồi gọi điện về Trạm Điều hành. 5 phút sau, anh hành khách đã phải xin lỗi bác tài và hành khách rồi lặng lẽ bước ra cửa xe. Tôi hỏi: "Hành khách đi xe bên này cũng có một cái không dễ tìm, cháu có biết?". Cô bé cười đắc ý: "Khó tìm hành khách... quên nói lời cám ơn lúc bước xuống xe, phải không, thưa bác ?" - "Giỏi".


Cái gật đầu, nụ cười, lời cám ơn và cả với sự nổi giận của bác tài đều đẹp. Chắc cái đẹp ấy không bước ra từ một hay nhiều khẩu hiệu.


Cháu bé, ông bố và miếng Kebabs (bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ). Tôi gọi như thế về "một đoạn phim" mà rất tình cờ mình đã được theo dõi khi nó đang diễn ra tại một quày hàng ăn. Chẳng là, vào một buổi trưa, sau gần 3 tiếng dạo quanh một số khu mua sắm tại một Siêu thị gần sân bay quốc tế Brisbane, chúng tôi ngồi nghỉ chân và ăn trưa. Một gia đình 6 người, ngồi phía trước chỗ tôi, đang chuẩn bị ra về. Mỗi người tự gom phần của mình bỏ vào thùng. Nhìn cháu bé chừng 3 - 4 tuổi, thành viên nhỏ nhất của gia đình ấy bê đĩa đựng thức ăn, ly cùng mẩu Kebabs còn lại bỏ vào thùng rác một cách gọn gàng, tôi thầm khen. Cháu bé theo mẹ chừng vài ba bước, ông bố gọi lại, chỉ tay vào mẫu nhân bánh còn sót trên bàn và lấy chiếc khăn giấy trao cho cháu. Trước lúc nhặt mẫu nhân bánh mì bỏ vào thùng, thằng bé khoanh tay nói lời xin lỗi.


Chứng kiến hình ảnh đó, tôi nhận ra bài học về một nét văn hóa khi sống giữa cộng đồng. Bài học có đôi khi chính mình cũng chưa thuộc hết, chứ nói gì cháu bé.


Buổi liên hoan chia tay với Brisbane diễn ra tại một quần thể các quán ăn, các quày lưu niệm và là điểm nhìn ngắm thành phố về đêm trên đỉnh Mount Cootha, ngọn núi cách trung tâm thành phố chừng hơn chục cây số.


Giàu có mà sạch, hiện đại mà thân thiện. Nghe tôi nhận xét như vậy về thành phố mình vừa trải qua một tuần nhìn ngắm thực tế, một cháu sinh viên hỏi, "Theo chú, thành phố nào của Việt Nam sẽ là Brisbane của Úc?". Tôi trả lời ngay: "Đà Nẵng".


Trước đây, một lần cùng mấy người bạn ở Đà Nẵng lên thăm Bà Nà của những dãy chòi lợp tôn mạ màu. Sau đó trên báo Tuổi Trẻ tôi đã viết bài "Có một Bà Nà khác" với mô hình Genting của Malaysia. Trong một cuộc trò chuyện không hẹn trước với ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Bí thư Đà Nẵng, tôi đã ví von dòng sông Hàn chảy qua thành phố, với sông Hoàng Phố chảy giữa Thượng Hải. Còn lần này trả lời câu hỏi của cháu sinh viên, tôi nói ngay: "Đà Nẵng". Tôi tin như thế. " Đà Nẵng - tại sao không ?".




Tin bài liên quan




  • Bí quyết cho tết gia đình trọn vẹn niềm vui




  • Chuyển Trung tâm Phát hành phim cho tư nhân ở Nghệ An: Thiệt đơn, thiệt kép




  • Lệ Rơi, Sơn Tùng M-TP vào Táo quân 2015




  • Về Đông Tảo “săn” gà tiến vua ngày cận tết




  • Uyên Linh nhận lời thể hiện nhạc phim cho Bằng Kiều




  • Hương Tràm “bỏ show” để về quê ăn Tết




  • Những lời chúc ngày Valentines ngọt ngào nhất mà bạn nên thử




  • Những ca sĩ Việt “chạm ngõ” làng giải trí thế giới












via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét