PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Niềm vui bay lên, nỗi buồn ở lại

Niềm vui bay lên, nỗi buồn ở lại

Chưa một lần được nhìn thấy những đấng sinh thành, cậu bé Tú Thanh, 13 tuổi chỉ biết gọi người đàn ông với khuôn mặt khắc khổ tên Cường mà ngày ngày cậu lẽo đẽo đạp xe theo đi bán bóng bay là bố. Và mỗi khi bán được một quả bóng bay là mỗi lúc niềm vui lẫn nỗi buồn lại hòa quyện trong tâm trí cậu.



Niềm vui bay lên


Hơn 10 năm đã trôi qua kể từ khi Thanh chỉ biết người đàn ông bên cạnh mình là người thân duy nhất. Đó cũng là khoảng thời gian hai bố con đã cùng nhau rong ruổi qua các phố phường của thủ đô bán những trái bóng bồng, bóng xanh đẹp mắt, mang lại niềm vui cho mọi người, đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về.


Khi Thanh còn nhỏ, bố Cường chở cậu cùng đi bán bóng trên chiếc xe đạp cũ kỹ, đầy vết hoen gỉ, và giờ khi cậu đã đủ lớn, bố lại dành dụm tiền bán bóng bay mua cho cậu chiếc xe đạp cũng không kém phần “cà tàng”.


Ngày lại ngày cứ tuần tự trôi qua và cuộc sống của bố con người bán bóng bay này như cũng chẳng có gì thay đổi.


Chú Cường tâm sự: “Hôm nào cũng 3, 4 giờ sáng hai bố con mới về, mệt nhoài là ngủ một giấc đến trưa rồi chiều bơm bóng. Cơm nước xong, khoảng 6 giờ lại dong xe đi loanh quanh phố bán hàng.”











Trời đã về khuya, hai bố con Tú Thanh vẫn miệt mài bán bóng ngoài đường phố.

Khu vực hai bố con thường bán bóng bay là điểm giao nhau của phố Hàng Ngang, Hàng Trống và Cầu Gỗ. Nơi này lượng người qua lại rất đông đúc, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần có chợ đêm Đồng Xuân họp, hai bố con thường tranh thủ đứng bán, mỗi tối trung bình cũng được đôi ba chục quả, giá mỗi quả ngày thường là 15000 đồng.


Hì hục bơm bóng rồi rong ruổi đạp xe qua các con phố, hai bố con Tú Thanh chỉ mong chờ giây phút có người mua quả bóng đầu tiên, rồi quả thứ hai, thứ ba… Cứ như thế đến khi không còn quả nào trong tay nữa, hai bố con sẽ được về căn phòng trọ ở gần chợ Đồng Xuân đánh một giấc đến sáng để xua hết mệt mỏi.


Cậu bé Tú Thanh với gương mặt sáng sủa và đôi mắt như ánh lên niềm vui mỗi khi từng quả bóng bay được trao cho khách hàng, đặc biệt là các em nhỏ. Thanh bảo: “Em thích nhất bán bóng cho các em bé vì các em ấy rất dễ thương, cầm quả bóng là cười típ mắt!”


Những ngày cuối năm này, lượng khách đổ về khu vực Bờ Hồ đông lên đáng kể, đây cũng là thời điểm bố con Tú Thanh phải làm việc cần mẫn hơn, bất chấp tiết trời càng về khuya càng buốt tái da thịt.


Mỗi tối mùa đông, quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm, người ta đều thấy một người đàn ông gầy gầy, xương xương và một cậu bé phong phanh trên mình chiếc áo len mỏng, cầm chùm bóng bay lồng hai quả trắng hồng song song đạp xe qua phố và thi thoảng cất tiếng rao “mua bóng đi”.


Vậy là cậu bé Thanh đang cùng bố ngày ngày mang niềm vui trong tay mình trao cho mọi người, nhất là những em nhỏ thơ ngây, nép vào bố mẹ đòi mua những quả bóng đầy màu sắc. Còn với cậu và bố Cường, niềm vui ấy lại đem đến cho bố con cậu miếng cơm, manh áo để vượt qua những ngày hè nắng cháy da, những ngày đông mưa phùn giá rét, và hơn hết là để có một chiếc áo mới đón xuân về.


Nỗi buồn ở lại


Khi đồng hồ điểm tiếng chuông báo hiệu khoảnh khắc giao thừa đã tới và một năm mới đã sang, hàng ngàn người dân thủ đô cùng hò reo vui mừng và thưởng thức những màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời thì bố con Tú Thanh cũng có mặt ở đó.


Chú Cường chia sẻ: “Không năm nào là hai bố con không đón giao thừa ngoài đường rồi lại bán bóng có khi đến sáng mồng một luôn. Đầu năm, trẻ con được bố mẹ mua cho hoặc có lì xì tự đi mua nhiều lắm. Mỗi buổi phải bán được gấp đôi, tiền cũng được hơn, trung bình cứ bán 25, 30000 một quả.”


Chẳng như ngày thường phải mời chào mới có người mua hoặc có khi dong xe cả buổi cũng chỉ bán được chục quả, những ngày đầu xuân, bố con chú Cường tưởng như không đủ sức để bơm bóng bán. Bởi thế, với hai bố con, niềm vui ngập tràn là khi ngày nào cũng bán hết hàng và có thể về nghỉ ngơi sớm.


Những tưởng cuộc sống của hai bố con Tú Thanh chỉ cần bán hết bóng, kiếm được số tiền đủ để sống qua ngày thế là đủ, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn luôn đau đáu những nỗi niềm.


Cho đến hiện tại, cuộc đời của người đàn ông đã bước sang dốc bên kia của đời người và đứa con trai 13 tuổi ông nhận về nuôi chưa từng một lần được ăn một cái tết đúng nghĩa.


Mặt rầu rầu, chú Cường bảo: “Tết ở đây chứ về quê sao được. Mình đi lâu rồi cũng chẳng ai nhớ nữa. Mà phải bán được hàng thì mới có tiền mua áo cho thằng cu, rồi mua bánh chưng, mua mứt, người nào tốt thì họ cho tiền hoặc cho mấy thứ để ăn.”


Còn với cậu bé mới bước sang tuổi 13, một cái tết sum vầy, có cha, có mẹ, có anh chị, người thân và vô vàn thứ khác dường như là điều cậu chưa bao giờ nghĩ tới.


Tay cầm chùm bóng bay đứng bên đường phố đông người ngược xuôi, đôi mắt Tú Thanh thi thoảng lại ngước nhìn lên những quả bóng chao mình trong gió đông nhè nhẹ như muốn gửi gắm những điều ước.


Thanh nói dè dặt: “Tết em thích được đi chơi, được mừng tuổi, có bánh kẹo ăn...”


Có lẽ, mỗi người đều có những ước muốn cho riêng mình và đôi khi là những điều khó có thể chạm tới. Nhưng với những người vô gia cư nói chung và bố con cậu bé bán bóng bay Tú Thanh nói riêng, những cái họ khó chạm tới lại quá nhỏ nhoi.


Mỗi ngày, Tú Thanh gửi ước muốn theo bong bóng bay lên, bay mãi, bay đến tận nơi xa nào không ai có thể biết được và có lẽ, ước mơ mãi sẽ chỉ là giấc mơ.



Xem thêm




  • Những lời chúc Tết Giáp Ngọ hay nhất, nhận phước lộc (p5)




  • Tết ngược lên Tây Bắc đụng lợn, giã giò




  • Kỳ lạ con trâu… hiểu tiếng người(?!)




  • Có thêm một “Táo quân 2014” phiên bản “khủng” dịp tết




  • Nguyên nhân các vụ cháy xe khách dưới góc nhìn của một lái xe 20 năm kinh nghiệm




  • Đi ăn cưới, được chú rể tặng lại gói ma túy đá




  • TPHCM: Những siêu thị và trung tâm thương mại mở cửa trong dịp Tết Giáp Ngọ




  • 10 loại nước uống giúp giải rượu nhanh chóng










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét