PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Với 2 phòng riêng biệt cho Siêu âm màu và Siêu âm trắng đen, Phân khoa Siêu âm thực hiện nhanh chóng các dịch vụ siêu âm: Siêu âm tim, Siêu âm mạch máu, Siêu âm tim thai, Siêu âm tổng quát… giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh....

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Các loại nem ngon nổi tiếng xứ Thanh

Các loại nem ngon nổi tiếng xứ Thanh

Nem nướng là đặc sản nổi tiếng vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Phương.


Làm nên hương vị, tiếng tăm của món ăn Thanh Hóa không chỉ có nem chua mà còn có nem thính và nem nướng.



Mỗi vùng miền có một hương vị nem khác nhau nhưng nem Thanh Hóa vẫn nổi tiếng nhất nhì. Người xứ Thanh sáng tạo ra nhiều loại nem như nem chua, nem thính và nem nướng. Nguyên liệu và cách làm những loại nem này tương đối giống nhau nhưng tỷ lệ pha chế khiến cho mỗi loại có tên gọi khác nhau.


Không ai biết rõ nghề làm nem Thanh Hóa xuất hiện chính thức khi nào. Từ những năm bao cấp, nem bà Thường ở Tân An, nem bà Tài Bê ngã ba Bia, nem bà Năm ở Trường Thi đã có tiếng một vùng. Trải qua nhiều đổi thay, những cơ sở này lại lụi tàn dần, không còn đủ sức phát triển nữa. Có hàng trăm nhà làm nem ở Thanh Hóa nhưng những cơ sở có chất lượng thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.


Bà Phạm Thị Tuyến, chủ cơ sở nem Thắng Tuyến, nhớ lại: "Thời kỳ đất nước còn khó khăn, thực phẩm hiếm nên nem chỉ được gói vào dịp Tết. Phổ biến nhất vẫn là nem chua, loại hình trụ dài bằng ngón tay".











Nem chua, đặc sản nổi tiếng nhất của xứ Thanh. Ảnh: Hoàng Phương.

Hơn 30 năm trong nghề, bà Tuyến cho hay, thịt làm nem chua phải là loại thịt lợn ấm, vừa mới từ lò mổ về và chưa qua nước lạnh. Thịt để lâu thì chiếc nem không còn độ bóng và kết dính trong quá trình lên men. Trước chưa có máy xay, thợ làm nem thường phải cho vào cối giã. Thịt giã có độ dính, quánh hơn thịt xay nên hương vị nem cũng ngon hơn bây giờ.


Bì làm nem phải cạo lông thật sạch, luộc chín, thái bằng tay hoặc dùng máy cán thành sợi ngắn chừng 2 cm. Làm nên hương vị của nem chua không thể thiếu thính gạo rang vàng, xay nhỏ mịn và thêm ít tiêu bắc, muối tinh, bột ngọt vừa đủ.


Nem chua được làm bán quanh năm cho khách đến xứ Thanh hoặc người đi xa mua làm quà. Vào mùa Tết, nhà bà Tuyến tất bật từ tờ mờ sáng đến tận đêm. Hàng chục nhân công thay nhau lau lá chuối, thái tỏi, ớt, gói mỗi ngày được 5.000 đến 7.000 chiếc nem. Bà Tuyến phải thuê người gói, còn khâu pha chế nguyên liệu, chủ tự làm để giữ bí quyết riêng.


"Nhiều người thường e ngại nem làm từ thịt sống nên không dám ăn. Nhưng toàn bộ quy trình đều phải đảm bảo vệ sinh. Chỉ cần một cái nem có vấn đề là hỏng cả thương hiệu bao nhiêu năm gây dựng và gìn giữ", bà Tuyến cho hay.


Bước chân vào khu bếp của nhà ông Đỗ Đôn Gia (phố Tô Vĩnh Diện, TP Thanh Hóa) là ngửi thấy mùi thơm nức của nem thính làm từ thính gạo rang vàng. Theo ông Gia, điểm khác biệt cơ bản giữa nem chua và nem thính là thịt làm nem chua phải xay, còn nem thính thái bằng tay. Thính để làm tăng gia vị cho nem chua nhưng lại là nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị đặc biệt của nem thính.











Làm nên vị ngon của chiếc nem thính là thính gạo được rang vàng. Ảnh: Hoàng Phương.

Nghề làm nem thính nhà ông Gia được truyền từ thời ông nội. Ông Gia kể, mỗi độ Tết về là nhiều gia đình chung nhau mổ lợn, phần lòng và thịt chia hết, chỉ còn mỗi phần bì không ai muốn nhận. Ông nội tìm cách thái nhỏ, rồi trộn với thính gạo rang vàng, thêm một ít thịt nạc làm nên món nem thính như ngày nay.


Chiếc nem ngon hay không, phụ thuộc vào công đoạn rang thính. Mấy người con trong nhà, ai cũng thành thục các khâu gói nem nhưng ông lão hơn 70 tuổi vẫn là người trực tiếp đứng bếp rang thính. Thính rang phải chín vàng đều, không cháy cũng không non. Rang non tay, chưa chín đến thì thính ra bột, không thơm mà già lửa quá thì thính cháy thành than, làm chiếc nem bị đắng.


Chiếc nem thính chỉ gói vừa, to bằng nắm tay. Nếu gói to quá thì thịt lên men chậm, nem không chín đều. Nem thính không cần nướng, chỉ cần để hai ngày là có thể ăn được. Nem ăn kèm với lá sung, rau sống, rất được dân nhậu ưa thích.


Cũng được làm từ thịt lợn, bì và thính gạo, nem nướng có vị thơm riêng khi được nướng qua lửa. Thọ Xuân là nơi làm nem nướng nổi tiếng nhất tỉnh Thanh.


Theo bà Nguyễn Thị Hợi (80 tuổi), người làm nem có tiếng ở Thọ Xuân, thịt nạc là thành phần chủ yếu của chiếc nem nướng. Bì nem nướng thái to và dài sợi hơn bì nem chua. Khi vùi trong than bếp, nhựa từ những sợi bì lợn chảy ra, nổ tí tách quyện với mùi thơm lừng, béo ngậy của thịt nạc mới chín đến khiến chiếc nem thơm ngon, mỡ màng hơn. Khi làm nem nướng, bà Hợi thường cho thêm một phần thịt mỡ để thịt với bì được kết dính chặt hơn.











Nem, bánh gai, bánh răng bừa là những đặc sản nổi tiếng của người xứ Thanh. Ảnh: Hoàng Phương.

Chiếc nem ngon nhất là vùi trong than củi hồng rực. Khi bóc ra, nem nghi ngút tỏa mùi thơm của lá chuối, lá đinh lăng quyện mùi thịt nạc, tiêu bắc thơm lừng. Thích nhất là phần thịt cháy sém ở phía ngoài cùng của nem. Chiếc nào chưa ăn ngay, mẹ còn vùi trong than ấm, Tết đến có thể ăn cả ngày.


Tết về, nem Thanh Hóa lại ngày đêm tất bật để đưa từng chùm nem đi khắp mọi miền. Người nghệ nhân làm nem tay vê, tay nặn thoăn thoắt rồi dùng dây chun buộc chặt quả nem.


Nem thường phải gói nhiều lớp lá chuối hột hoặc lá chuối rừng. Người làm nem không ai dùng lá chuối tiêu hoặc chuối ngự bởi nó giòn và đắng. Nhiều người không biết, vẫn nghĩ rằng thợ làm nem cho nhiều lá để bớt phần thịt nhưng kỳ thực không phải vậy. Dùng nhiều lớp lá để ủ nem cho kín, giúp lên men tốt nhất và giữ nguyên được hương vị như lúc đầu.


Đi dọc Quốc lộ 1A, bước vào cửa ngõ Thanh Hóa là bắt gặp cả trăm hàng, quán bán nem. Để mua được nem ngon nhất thì bạn phải đi sâu vào thành phố, tìm đến những cơ sở uy tín nhất. Nem chua Thanh Hóa gói tình người đi khắp muôn phương. Làm nem đã trở thành nghề truyền thống và niềm tự hào của người xứ Thanh.



Tin bài liên quan




  • “Con ngựa là đầu cơ nghiệp” với đồng bào Tây Bắc




  • Nguyễn Văn Dỵ: Gia tài lớn nhất là guitar và... đĩa than




  • Những ngày cuối năm ở vùng cao




  • Mùng 2 Tết thời tiết cả nước đẹp cho việc du xuân




  • Người đàn ông hơn 20 năm mời cả nghĩa trang về nhà mình ăn Tết




  • Đi chợ phiên duy nhất họp sáng mùng 1 Tết




  • Mùng một đến chùa để dưỡng tâm, tạo nghiệp




  • “Bất đắc dĩ” mở hàng mùng 1 Tết?










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Xem Văn Dỵ vắt guitar sau gáy chơi “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo”

Xem Văn Dỵ vắt guitar sau gáy chơi “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo”
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Nghe Văn Dỵ vắt guitar sau lưng chơi “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo”

Nghe Văn Dỵ vắt guitar sau lưng chơi “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo”
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn





via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Những ngày cuối năm ở vùng cao

Những ngày cuối năm ở vùng cao
Những ngày cuối năm ở vùng cao


Chuẩn bị đón tết ở Hà Giang của người Mông dường như rất nhẹ nhàng và đơn giản, mọi thứ đều tạo cho ta một cảm giác bình yên. Có nhà thì lợp thêm mái tôn, có nhà thì sửa đường để đi lại dễ dàng hơn, các em bé cũng đi theo giúp bà, giúp mẹ gùi hoa, củi, ngô về nhà chuẩn bị đón tết, không có gì cầu kỳ hay quá thay đổi về cuộc sống, nhưng vẫn có không khí của ngày tết. Thêm một vài bao gạo, một ít quần áo ấm của những người miền xuôi đem lên, tết dường như thế là “đủ” để những người dân tộc cười thật tươi. Họ dường như đã quen với những thiếu thốn về vật chất, cũng cố gắng chăm lo cho gia đình nhưng không quá đau đầu với những toan tính. Đàn ông uống rượu say rồi lăn ra ngủ bất cứ chỗ nào, vợ lại là người đẩy chồng lên lưng ngựa kéo về. Cuộc sống thường nhật vẫn chỉ lên nương, lên rẫy, ngày tết thì có gì ăn nấy, nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực trên môi những đứa trẻ và những người phụ nữ dân tộc đáng yêu này.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Mùng 2 Tết thời tiết cả nước đẹp cho việc du xuân

Mùng 2 Tết thời tiết cả nước đẹp cho việc du xuân

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, đêm mùng 1 (31.1) và ngày mùng 2 tết (1.2) nắng xuân tràn ngập từ Bắc chí Nam. Thời tiết Nam bộ sáng sớm có sương mù nhẹ vài nơi, ngày nắng.


Cụ thể, miền Nam trong đêm nay và ngày mai đón xuân trong xu hướng tăng nhiệt, thời tiết chỉ còn se lạnh từ đêm về sáng nhưng nhiệt độ tăng so với vừa qua. Nhiệt độ thấp nhất ở miền Nam từ 19 - 22 độ C, nhiệt độ cao nhất từ: 29 - 32 độ C.

Trong khi đó, các tỉnh miền Bắc sáng sớm có sương mù, đêm và sáng sớm trời rét. Ban ngày giảm mây hửng nắng. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15 - 18 độ và nhiệt cao nhất vào trưa chiều ở mức từ 21 - 24 độ.


Nền nhiệt độ ở mức cao hơn hẳn so với thời kỳ này hàng năm. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 15 - 18 độ, ngay cả những nơi có địa hình núi cao cũng trên 10 độ.


Miền Trung cũng ấm dần lên, mây thay đổi, có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Thời tiết khá lý tưởng. TP Huế và khu du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) trưa chiều trời nắng, nhiệt độ dao động 13-26OC.


Với các thành phố ven biển miền Trung như Ðà Nẵng, Hội An, đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm nắng xuân dịu dàng, ban ngày mát, ban đêm hơi lạnh.


Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận trời hầu như không mưa. Nhiệt độ thấp nhất từ 18 – 21oC. Nhiệt độ cao nhất từ 25 - 28 độ.



Tin bài liên quan




  • Cảnh báo chứng méo miệng vì thời tiết lạnh




  • Bản tin video: Dự báo thời tiết ngày 3.12.2013




  • MC thời tiết khỏa thân trước hàng triệu khán giả




  • Giải Bóng đá giao hữu quốc tế U.19 Cúp Nutifood 2014: Thời tiết mới là đối thủ đáng ngại nhất...










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Quảng Bình - lễ dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước lúc giao thừa

Quảng Bình - lễ dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước lúc giao thừa
Quảng Bình - lễ dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước lúc giao thừa

Trước khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, tại Vũng Chùa, Đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình), các chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã làm lễ dâng hương lên Đại tướng. Nhiều bạn trẻ đã về đây trong đêm trước lúc giao thừa thắp hương cho Đại tướng, để tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ công ơn của người.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Một sáng đầu năm yên bình ở Đà Nẵng

Một sáng đầu năm yên bình ở Đà Nẵng
Một sáng đầu năm yên bình ở Đà Nẵng

TP Đà Nẵng sáng mồng 1.1 Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 hiện ra thật yên bình, trời yên ả, sáng trong không chút nắng, đường xá hịu quạnh, thật ít xe cộ đi lại so với thường ngày, có gia đình sum họp chuyện trò bên bàn càphê, có người bắt đầu công việc thường ngày ngay trong buổi sớm, và cũng có người bắt đầu chuyến mưu sinh đầu năm…


TP Đà Nẵng sáng mồng 1.1 Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 hiện ra thật yên bình, trời yên ả, sáng trong không chút nắng, đường xá hịu quạnh, thật ít xe cộ đi lại so với thường ngày, có gia đình sum họp chuyện trò bên bàn cà phê, có người bắt đầu công việc thường ngày ngay trong buổi sớm, và cũng có người bắt đầu chuyến mưu sinh đầu năm…


TP Đà Nẵng sáng mồng 1.1 Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 hiện ra thật yên bình, trời yên ả, sáng trong không chút nắng, đường xá hịu quạnh, thật ít xe cộ đi lại so với thường ngày, có gia đình sum họp chuyện trò bên bàn cà phê, có người bắt đầu công việc thường ngày ngay trong buổi sớm, và cũng có người bắt đầu chuyến mưu sinh đầu năm…







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Con đường hoa... cỏ sáng mùng 1 Tết tại Bạc Liêu

Con đường hoa... cỏ sáng mùng 1 Tết tại Bạc Liêu
Con đường hoa... cỏ sáng mùng 1 Tết tại Bạc Liêu

Bạc Liêu, sáng mùng 1 Tết đướng sá vắng vẻ. Con đường Nguyễn Tất Thành dẫn vào Trung tâm hành chính tỉnh được xem là con đường đẹp nhất Bạc Liêu. Nơi đây có Trung tâm hội nghị, quảng trường Hùng Vương. Đây được xem là con đường hoa đẹp nhất Bạc Liêu. Tuy nhiên, những gì mà PV Lao Động ghi nhận được vào sáng mùng 1 Tết không hoàn toàn như vậy. Bởi hoa ra hoa, cỏ ra cỏ. Vì vậy có người nói vui, đây là con đường hoa, cỏ.







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Canh tân quyết định cho sự phồn vinh

Canh tân quyết định cho sự phồn vinh

Học sinh Hải Phòng. Ảnh: Lê Anh Tuấn


Trong đợt nghiên cứu và thăm dò của PEW, một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ tại Washington DC, vào mùa xuân 2013 về tình hình cải cách giáo dục toàn cầu trong thời đại mới, cơ quan này ghi nhận rằng, đã có 127 trên tổng số 195 quốc gia tiến hành cải cách giáo dục trong thập niên đầu thế kỷ 21.


Động cơ và lý do của nhu cầu cải cách và canh tân giáo dục rất đơn giản và hiển nhiên: Thời đại mới có những nhu cầu và thách thức mới. Trong lúc giáo dục là phương tiện cốt lõi để đào tạo con người trong thế hệ mới nên phải chuyển mình theo hướng tiến phù hợp với tình hình mới là điều kiện tất yếu.

Sau hơn ba mươi năm nước nhà thống nhất, thời gian trung bình của một thế hệ, vấn đề cải cách giáo dục Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chuyển động. Nhận định và viễn kiến có thể khác nhau, nhưng nỗi ưu tư và lòng mong muốn thì thật tương đồng:


Mối ưu tư chung là chương trình giáo dục và đào tạo Việt Nam chưa phát huy tác dụng cụ thể và thiết thực. Nền giáo dục Việt Nam, cả hình thức lẫn nội dung, quá nặng về tính chất “biểu kiến”, nghĩa là dày bề mặt mà mỏng chiều sâu nên không đáp ứng nhạy bén được nhu cầu phát triển và ứng dụng tri thức vào những vấn đề quốc kế dân sinh trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay. Những nguyên lý giáo dục đề ra để đối trị cấp thời với hoàn cảnh chiến tranh và tình trạng sản xuất tập thể, kinh tế bao cấp trong quá khứ – vô hình trung – vẫn còn năng lực quán tính tạo ra sức cản nặng nề. Do đó, chức năng sáng tạo và tinh thần chủ động là xương sống của sự phát triển giáo dục lành mạnh không có điều kiện phát huy. Mối ưu tư chung đã hình thành sự mong muốn chung là cần có một cuộc canh tân giáo dục thật sự chứ không phải là hình thức hô hào, trang trí khẩu hiệu.


Nội dung, hình thức, phương tiện, trách nhiệm và lãnh đạo sẽ như thế nào? Tất nhiên, câu trả lời không đơn giản nhưng cũng chẳng phải là “vô kế khả thi – không cách chi làm được!”. Cải cách giáo dục không phải là một phong trào quần chúng nhất thời mà là một kế sách lâu dài có tầm mức sinh tồn của quốc gia. Thế hệ tương lai là sản phẩm của gia đình và xã hội nhưng là xương sống của một nền giáo dục mang tính quyết định cho sự phồn vinh của đất nước.


Khuynh hướng canh tân giáo dục Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết của đất nước trước những thách thức thời đại và yêu cầu chính đáng mang tính quyết định cho tương lai dân tộc. Vấn đề quá hiển nhiên và đã chín muồi nên im lặng là buông xuôi và đầu hàng, phó mặc cho thói quen và định kiến đóng vai trò quyết định. Đại chúng ao ước từ lâu đã đành, nhưng giới lãnh đạo cũng bắt đầu lên tiếng. Ngày 31.7.2013, tại Hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng rằng “Khâu quản lý thi cử và quản lý chất lượng người thầy đã bị buông lỏng cần được chấn chỉnh”. Ngày 19.9.2013, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển đã thông báo việc hoàn thành sửa đổi dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.


Là một người đã trực tiếp làm công việc giảng dạy tại các trường trung học ở Việt Nam trước và sau năm 1975; cũng như giảng dạy tại các đại học Mỹ, tôi có cơ hội tiếp cận với nhà trường, học sinh và sinh viên trong cả ba môi trường giáo dục có nội dung lẫn hình thức khác nhau. Đồng thời, thường xuyên trao đổi những thông tin cập nhật trong lĩnh vực giáo dục từ trong nước cũng như bên ngoài để tham khảo và học hỏi. Càng ngày, tôi càng có cảm tưởng nền giáo dục Việt Nam bị chậm lại về các mặt thông tin, sáng kiến và ứng dụng so với các nước quanh vùng và phương Tây.


Trong vài chục năm qua, tôi đã theo dõi nhiều diễn văn, tham luận, đề cương từ trong nước, bày tỏ mối quan tâm về sinh hoạt và cải tiến nền giáo dục ở Việt Nam, nhất là những lần có họp hành, đại hội. Nhưng những lời kêu gọi hùng hồn, những đề án to tát, những ngôn ngữ cường điệu và có khi sáo mòn trống rỗng là những viên thuốc an thần hay kích thích chỉ có mục đích “áo thụng vái nhau” hơn là thực tiễn.


Tiếp cận với môi trường giáo dục phương Tây, đặc biệt là ở xứ Mỹ, tôi không hề nghe ai hô hào cải cách sáo rỗng như thế, nhưng chương trình, nội dung và phương tiện giáo dục thay đổi nhanh chóng từng năm học; thậm chí, thay đổi từng học kỳ, học khóa. Nếu có một sự xuống cấp, một hiện tượng thoái trào trong nội dung giáo dục ở cấp thành phố, hay tiểu bang xảy tới là tức thời được đưa ra công luận mổ xẻ và sửa sai ngay. Có lẽ nhờ vậy mà dòng lịch sử trẻ trung của Mỹ đã đưa chất lượng giáo dục lên hàng ưu thế với 2683 trường đại học năm 2013. Cụ thể là trong số 20 trường đại học được xếp loại hàng đầu thế giới, Mỹ chiếm 17 trường, Anh chiếm 2 trường (Oxford và Cambridge), Thụy Sĩ chiếm 1 trường (Zurich).


Khi còn đứng trên bục giảng ở trong nước, nhất là sau năm 1975 khi cả thầy trò đều phải lao đao với miếng cơm manh áo, hễ nghe nói đến trí thức nước ngoài, từ Mỹ, từ Pháp, Liên Xô, Nhật Bản, Hàn Quốc… về nước, mình vẫn có cái mặc cảm tự ti thua kém. Nhưng đến khi có cơ hội chen vai thích cánh bình đẳng với cộng đồng thế giới, cả khi ngồi trong lớp học và lúc đứng trên bục giảng, đã bao lần tôi xúc động với lòng tự hào dân tộc là dân Việt mình không hề thua kém trí thông minh, óc nhạy bén và nghệ thuật sống còn khéo léo, phản ứng quyền biến linh động trong mọi hoàn cảnh so với các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong một số lớp học tôi phụ trách có sinh viên Việt Nam mới qua Mỹ du học đều có một khuyết điểm rất lớn là tính thụ động. Các em học hành rất siêng năng, chăm chỉ, làm bài tập ở nhà cũng như ở lớp nghiêm túc nhưng rất hiếm khi có em nào tham gia vào các sinh hoạt kể cả nội khóa và ngoại khóa. Lúc đầu tôi cứ nghĩ sinh viên Việt Nam thụ động là do trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa. Nhưng sau khi trao đổi, chia sẻ và phân tích với các em, tôi mới thấy rõ đó là do hậu quả của một chương trình giáo dục còn nhiều khiếm khuyết từ trong nước.


Vấn đề canh tân giáo dục cũng chỉ mới ở mức độ một câu hỏi đặt vấn đề hơn là một câu trả lời có nội dung ứng dụng được. Mong rằng, với câu trả lời nghiêm cẩn, có trách nhiệm và có nội dung thực tiễn, giáo dục sẽ hiện ra tươi mới như mùa xuân.


Sacramento, mùa đông 2013



Tin bài đọc nhiều




  • Trung Quốc: Tử hình kẻ hiếp dâm và sát hại “nô lệ tình dục“




  • Mẹ chi hàng ngàn USD đăng thư trên trang nhất báo gọi con về ăn tết




  • Triều Tiên xây hàng loạt ụ súng phòng Trung Quốc tấn công




  • Bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, một nửa dân Hàn Quốc sốc nặng










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Táo quân 2014: Khi Một Người Dân liệng giày

Táo quân 2014: Khi Một Người Dân liệng giày

Cảnh Táo Điện lực bị ném giày trong Táo quân 2014. Ảnh: Dân trí


Một chiếc giày bay. Một cú phất tay “treo nó lên”. Một anh Tèo, Một Người Dân nào đó trong vai Ngọc Hoàng bất đắc dĩ đang nói hộ người dân rất nhiều ẩn ức, rằng nếu dân mà là Ngọc Hoàng thì sẽ chửi bậy, ném giày chứ không uốn éo các scandal “to như cái đình” trong câu chữ “tế nhị”, “nhạy cảm” để sau các phiên chầu thì “ai ở đâu lại về nhà nấy”.



Để một anh Tèo lái xe dưới hạ giới ngồi ghế Ngọc Hoàng giả là một trong những sáng tạo tuyệt vời của Táo quân năm nay. Dân gian. Buồn cười thật. Người dân ấy có thể đánh cắp chiếc vảy rồng sau ngai vàng. Người dân ấy có thể “ngã một cái là chiếc gương xe đã nằm trong…nách”. Nhưng đó là những người dân yêu ghét một cách công tâm với thái độ hết sức rõ ràng.


Khi nghe lời phân bua của Táo Điện lực, rằng: Thủy điện là nước, nước từ trên trời rơi xuống nên muôn sự tại trời. Hay đề xuất bắn pháo hoa làm tín hiệu xả lũ lúc 3h sáng, cái anh “xác Ngọc Hoàng- hồn Dân” ấy đã bức xúc đến mức quên cả nỗi sợ “bị cho vào thùng”, quên rằng mình đang đóng giả Ngọc Hoàng tháo giày ném thẳng vào người táo Điện Lực.


Còn trước “vấn nạn phong bì”, trước tờ phiếu xét nghiệm bị nhân bản, trước văn hóa phong bì, trước 2 từ Cát Tường…người dân ấy đã không ngần ngại đòi “treo nó lên”.


Chiếc giày bay gợi nhớ hình ảnh Tổng thống Mỹ né tránh tài tình trong scandal ném giày khi đang đọc diễn văn ở Đại học Cambrigde trên Vương Quốc mà các hiệp sĩ có truyền thống ném găng thách đấu. Không chỉ văn hóa hồi giáo, ở đâu cũng vậy, việc dùng giày dép làm vũ khí cho thấy sự bất bình đến phẫn nộ. Cái giầy, giá thử có miệng, hẳn nhiên sẽ nói rằng: Người dân không chấp nhận lấp liếm, dối trá, nhất là khi cái giá của lấp liếm, dối trá ấy là biết bao nhiêu tài sản và cả tính mạng của những “anh Tèo”.


Còn chị Táo Y tế. Treo bao hàm ý nghĩa gì? Ai cũng có thể định cho mình một thông điệp bằng với thái độ và nỗi bức xúc họ gặp hàng ngày trong bệnh viện. Cho dù treo lên rồi thì cũng phải hạ xuống, y như trong cuộc sống.


Có người nói: Diễn viên Quốc Khánh, với vai kép Ngọc Hoàng xịn- Ngọc Hoàng Tèo, năm nay nhiều đất diễn. Nói cách khác là anh thảo dân Tèo lần đầu tiên xuất hiện với số phận riêng, tính cách riêng. Và thái độ tình cảm…của chung những người dân ngay thẳng. Đấy. Khi người dân tham dự một buổi chầu giời thì bản thân tình cảm thật, thái độ thật của họ đã là chất liệu tạo nên những cao trào.


Táo quân cuối năm, ở một ý nghĩa nào đó, giống như một cái van xả những bức xúc trong 365 ngày dài của dân chúng.


Có người thắc mắc vì sao án oan Nguyễn Thanh Chấn không được các tác giả đề cập.


Có người lấy làm tiếc khi Táo quân không kịp update những cái tên Dương Chí Dũng, Huyền Như.


Có người bảo phải chăng Táo quân 2014 đang ẩn ý rằng “văn hóa giáo dục chỉ dùng để viết báo cáo, đọc trong các lễ tổng kết” khi 2 Táo bà xuất hiện chớp nhoáng, mất tích vội vàng thậm chí khi khán giả còn chưa nom rõ cái miệng nằm ngang hay dọc.


Hỏi rồi ai cũng có thể tự trả lời. Nếu như vụ Nguyễn Thanh Chấn được chất vấn trước Quốc hội với hình ảnh “Gấu khai là Thỏ” thì cũng không ngoại trừ Táo phải thành Sung.


Sự vụng về của “Sung quân” đang xác thực câu chuyện “xin hớp nước” cũng là chuyện nhạy cảm, tế nhị.


Và trước tất tật những điều đó, anh Tèo- một người dân thấp lè tè bằng chiều cao ngọn cỏ dưới hạ giới đang chỉ muốn nói rằng: Các Táo không làm được thì nghỉ quách cho rồi.


Một anh Tèo có thể chễm chệ ngồi ghế Ngọc Hoàng, với chỉ đúng 3 cú chém gió bảo bối: “cứ thể phát huy”, “cần phải chấn chỉnh”, “tế nhị, nhạy cảm”.


Anh Tèo tài thật.



Tin bài đọc nhiều




  • Tổng thống Ukraina ốm đột ngột, khủng hoảng lan rộng




  • Hưng Yên: Xác pháo đỏ đường trong sáng mùng 1 tết




  • Chuyện ở Học viện bóng đá HAGL: Từ sân bóng vào lớp học




  • Xuất hành Tết Giáp Ngọ: Ngày mồng 1 là tốt nhất




  • Không khí sáng mùng 1 đậm “vị” tết xưa




  • Vắng như... sáng mùng 1




  • Táo quân 2014: Món ăn sống sượng và... nhạt!




  • Mãn nhãn với màn pháo hoa đêm giao thừa










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Đà Nẵng: Hàng ngàn người dân đổ về chùa Linh Ứng cầu nguyện đầu năm

Đà Nẵng: Hàng ngàn người dân đổ về chùa Linh Ứng cầu nguyện đầu năm
Đà Nẵng: Hàng ngàn người dân đổ về chùa Linh Ứng cầu nguyện đầu năm

Sáng 31.1 (Mùng 1 Tết), hàng ngàn người dân khắp các nơi đổ về chùa Linh Ứng - ngôi chùa lớn nhất TP Đà Nẵng để cầu nguyện một năm mới phát tài, phát lộc…


Mời bạn đọc xem chùm ảnh Lao Động ghi lại trong sáng mùng 1 Tết tại chùa Linh Ứng:







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Người Huế đi chùa cầu an sáng mùng 1 Tết

Người Huế đi chùa cầu an sáng mùng 1 Tết
Người Huế đi chùa cầu an sáng mùng 1 Tết


Sáng 31. 1 (ngày mùng 1 Tết Giáp Ngọ), người dân Huế đến các chùa lễ Phật, cầu an lành, ăn nên làm ra. Người Huế đi chùa cũng là để thắp nén nhang cho người thân được gửi gắm nơi cửa Phật, cầu mong cho hương linh người đã khuất không còn vương vấn bụi trần, đầu năm mới an lạc thành đạt.


Đi chùa lễ Phật đầu năm, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là nét văn hóa của của người dân đất cố đô.


Hình ảnh Báo Lao Động ghi nhận tại các ngôi chùa Huế sáng mùng 1 Tết Giáp Ngọ:







via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử

Tết con không về: Ở lại Hà Nội để kiếm thêm chút tiền cho gia đình

Tết con không về: Ở lại Hà Nội để kiếm thêm chút tiền cho gia đình

Tết con không về: Ở lại Hà Nội để kiếm thêm chút tiền cho gia đình


Mong muốn kiếm được một khoản tiền khá để phụ giúp gia đình trong những gia đình dịp Tết nên chị Nguyễn Thuý Viên đã quyết định ở lại Hà Nội trong mấy ngày Tết để phụ giúp quán ăn một gia đình người quen.



Chia sẻ với chúng tôi, Nguyễn Thuý Viên (SN 1987, trú tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) kể: Em lên Hà Nội từ năm 15 tuổi, khi ấy em mới học hết lớp 9. Lên đây em làm đủ thứ nghề, từ công nhân may, phụ giúp hàng ăn, đi bán hàng... Hiện tại em đang đi đánh giày tại khu vực một số quán giải khát trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.











Viên đánh giáy cho khách.

“Với mong muốn kiếm thêm được ít tiền trong dịp Tết nên em đã quyết định ở lại Hà Nội đến mùng 4 Tết Giáp Ngọ. Sau khi nghỉ đánh giày vào 29 tháng Chạp, em sẽ lên nhà một người quen để bán hàng ăn trong mấy ngày Tết để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Quê em nghèo, là vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, cả nhà trông chờ vào mấy sào ruộng, không đủ ăn nên vợ chồng em phải thoát ly lên Hà Nội làm đủ nghề để kiếm sống.


Gửi lời chúc Tết tới gia đình, bố mẹ, con cái ở quên, Viên “chúc mọi người trong gia đình năm mới có sức khoẻ tốt, gặp nhiều may mắn, thuận lợi”.



Tin bài liên quan




  • Tết vui, tết ấm cúng cho công nhân lao động




  • Tết con không về: Tết đầu xa con của người mẹ trẻ…




  • Tết con không về: Ngậm ngùi tết xa xứ




  • Tết con không về: Nỗi lòng tết xa quê của người họa sĩ tàn tật










via Xã hội | Báo Lao Động Điện Tử